
Đơn xin giành quyền nuôi con gửi cho Tòa án
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận /huyện………………………………………………..
Tên tôi là:…………………………………………Sinh năm: ………………………………….
Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………
Tạm trú:………………………………………………………………………………………….
Điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………
Tại bản án, quyết định:………………tại:……………….. ngày…tháng…năm………..
của Tòa án nhân dân…………………………………………………………………………..
Về phần con chung:…………………………………………………………………………….
Hiện con chung đang ở với anh (chị)…………… là…………………trực tiếp nuôi dưỡng
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………..
Tạm trú:………………………………………………………………………………………….
Điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………
Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:…………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là: …
………………………………………………………………………………………….
Hà Nội, ngày……tháng……năm 200…
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đơn xin giành quyền nuôi con viết sẵn đúng chuẩn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
ĐƠN KHỞI KIỆN
(Về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn)
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận Thủ Đức
Tên tôi là: Nguyễn Văn B Sinh năm: 1982
Chứng minh nhân dân số: 123476789 do CA thành phố Hồ Chí Minh cấp vào ngày 1/1/2010
Địa chỉ thường trú: số nhà 143, đường x, phường u, quận z, thành phố Hồ Chí Minh
Nơi cư trú hiện tại: số nhà 143, đường x, phường u, quận z, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại liên hệ: 097xxxxxx
Là bố của cháu Nguyễn Văn N Sinh năm: 1998
Địa chỉ thường trú: xã A, huyện B, tỉnh C
Hiện cư trú tại: xã A, huyện B, tỉnh C
Số điện thoại liên hệ: 036yyyyyy
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:
Năm 2005, tôi và chị Nguyễn Thị T có đăng ký kết hôn với nhau, đến năm 2010 thì sinh cháu Nguyễn Văn N. Do hôn nhân không hạnh phúc nên năm 2016 chúng tôi đã ly hôn với nhau tại Tòa án nhân dân huyện P. Tòa án đồng ý cho chúng tôi ly hôn tại Bản án/Quyết định số…xyz
Tại Bản án/Quyết định này Tòa án cho vợ tôi được quyền nuôi con. Nhưng nay, tôi nhận thấy, chị T không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và thường xuyên đi làm xa nhà, giao con cho ong bà ngoại nuôi dưỡng.
Về phần tôi, tôi có công việc ổn định với thu nhập 20 triệu đồng/tháng, có nhà cửa ổn định, cũng như thời gian chăm sóc cháu.
Do vậy, tôi làm đơn xin giành quyền nuôi con này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi, cũng như tiến hành giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn giữa tôi và chị Nguyễn Thị T theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin cam đoan những thông tin tôi nêu trên là trung thực và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực và chính xác trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
…….ngày…,tháng…,năm…
Người làm đơn
Hồ sơ nộp kèm khi thay đổi người nuôi con sau ly hôn
1/ Đơn xin giành quyền nuôi con
Phần hộ khẩu thường trú cần ghi đúng như trong hộ khẩu trường hợp có thay đổi về mặt thực tế thì có ghi đính chính kèm theo. Phần tạm trú (nơi ở) ghi rõ: số nhà, phố, tổ, phường.
2/ Hộ khẩu thường trú (có công chứng)
3/ Trường hợp hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú không phải ở cùng một chỗ thì cần phải có giấy tạm trú của Công an.
4/ Chứng minh thư nhân dân (có công chứng)
5/ Bản án (Quyết định) của Tòa án (bản chính)
6/ Giấy khai sinh của con chung (bản sao)
7/ Giấy xác nhận thu nhập của nơi làm việc (nếu có)
8/ Giấy xác nhận của công an nơi con chung, người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đang trực tiếp sinh sống.
9/ Đơn xin ly hôn
XEM THÊM: Mẫu đơn xin ly hôn hoàn chỉnh được sử dụng phổ biến nhất
Cơ sở nào để quyết định quyền nuôi con sau ly hôn?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ có quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; còn nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, Tòa án sẽ dựa trên những cơ sở sau đây để quyết định về đơn xin giành quyền nuôi con sau ly hôn:
- Đầu tiên, căn cứ dựa vào thỏa thuận giữa cha/mẹ trẻ. Tòa án tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên cha và mẹ trẻ;
- Nếu cha, mẹ trẻ không thể thỏa thuận được, Tòa án sẽ xem xét về điều kiện kinh tế, nhà cửa, thời gian chăm sóc, môi trường học tập, môi trường sống, điều kiện cho con vui chơi, giải trí và nhân cách đạo đức của cha/mẹ… ai có nhiều điều kiện tốt, phù hợp hơn với trẻ sẽ được giao quyền nuôi dưỡng trẻ.
Để được giành quyền nuôi con, ngoài nộp Đơn xin giành quyền nuôi con, cha/mẹ trẻ cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, hay sở hữu nhà (sổ đỏ), chứng minh điều kiện vui chơi, giáo dục… để Tòa án xem xét và quyết định người nuôi dưỡng trẻ.
Lưu ý: Con dưới 36 tháng tuổi cần được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc là cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Sau khi Tòa án đã quyết định người nuôi con, người còn lại cũng có thể làm đơn xin thay đổi người nuôi con khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha và mẹ có thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con.
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Đơn xin giành quyền nuôi con là một những văn bản được bố, mẹ sử dụng sau khi ly hôn. Hy vọng sau những chia sẻ này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về nội dung này.