Luật trọng tài thương mại – Cập nhật quy định mới nhất

0
1171
Luật trọng tài thương mại

Luật Trọng tài thương mại là quy định về những phương pháp giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại. Như vậy Luật trọng tài thương mại là gì? Được pháp luật nhà nước quy định như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 54/2010/QH12

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2010

 

 LUẬT

TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật Trọng tài thương mại.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật trọng tài thương mại này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại và các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức, hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài.
Điều 2. Thẩm quyền giải quyếtcác tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thươngmại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ítnhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà phápluật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu nhưsau:
1. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp docác bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại.
2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên vềviệc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
3. Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan và tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, hay bị đơn.
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranhchấp bằng Trọng tài
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận củacác bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền, nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấpbằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài làchung thẩm.
Điều 5. Điều kiện giảiquyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếucác bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài cóthể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hay mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hay người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp cácbên có thoả thuận khác.
Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoảthuận trong Luật trọng tài thương mại
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoảthuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, và trừ trường hợp thoảthuận trọng tài vô hiệu hay thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Điều 7. Xác định Toà án có thẩmquyền đối với các hoạt động trọng tài
1. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựachọn một Tòa án cụthể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được cácbên chọn lựa.
2. Trường hợp các bên khôngcó thỏa thuận về lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
a) Đối với việcchỉ định Trọng tài viên để thànhlập Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cưtrú của bị đơn nếu bị đơn là cánhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổchức. Trường hợp có nhiều bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hay nơi có trụ sở củamột trong các bị đơn đó.
b) Đối với việc thay đổi Trọng tàiviên của Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọngtài giải quyết tranh chấp;
Điều 8. Xác định Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọngtài, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmthời của Hội đồng trọng tài
1. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọngtài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọngtài ra phán quyết.
2. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thihành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài là Cơ quan thi hành án dânsự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được ápdụng.
Điều 9. Thương lượng, hoà giải trong tốtụng trọng tài
Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tựdo thương lượng, thỏa thuận với nhau vềviệc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòagiải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp theo đúng Luật trọng tài thương mại
Điều 10. Ngôn ngữ
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nướcngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranhchấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sửdụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranhchấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sửdụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận.
Điều 11. Địa điểm giải quyết tranhchấp bằng Trọng tài
1. Các bên có quyền thoả thuận địađiểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyếtđịnh. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ ViệtNam.
2. Trừ trường hợp các bên có thoảthuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc traođổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hànghoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
Điều 12. Gửi thông báo và trình tự gửithông báo
1. Các bản giải trình, văn thư giao dịch và tàiliệu khác của mỗi bên phải được gửi tới Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tàivới số bản đủ để mỗi thành viên trong Hội đồng trọng tài có một bản, bên kia một bản và một bảnlưu tại Trung tâm trọng tài;
2. Các thông báo, tàiliệu mà Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi cho các bên được gửi đến địachỉ của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do các bên thông báo;
Điều 13. Mất quyền phản đối
Trong trường hợp một bên pháthiện có vi phạm quy định của Luật trọng tài thương mại hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thựchiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quyđịnh thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Điều 14. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nướcngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranhchấp.
2. Đối với tranh chấp có yếutố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏathuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hộiđồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
Điều 15. Quản lý nhà nước về Trọng tài
1. Quản lý nhà nước về Trọng tài baogồm các nội dung sau đây:
a) Ban hành và hướng dẫn thihành các văn bản quy phạm pháp luật về Trọng tài;
b) Cấp, thu hồi Giấy phép thànhlập và Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọngtài nước ngoài tại Việt Nam;
c) Công bố danh sách Trọng tài viên của các tổchức trọng tài hoạt động tại Việt Nam;
2. Chính phủ thống nhất quảnlý nhà nước về Trọng tài.
3. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thựchiện quản lý nhà nước về Trọng tài.
4. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Bộ Tư pháp thựchiện một số nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ và quyđịnh tại Luật trọng tài thương mại
XEM THÊM: Mẫu hợp đồng thương mại – Những quy định mà bạn cần biết

Quy định luật trọng tài thương mại

Chương II THỎA THUẬN TRỌNG TÀI

Điều 16. Hình thức thoảthuận trọng tài của Luật trọng tài thương mại
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xáclập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thứcthỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xáclập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lậpdưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa cácbên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theoquy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông quatrao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viênhoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
Điều 17. Quyền lựa chọn phươngthức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
Đối với các tranh chấp giữa nhà cungcấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điềukiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọngtài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranhchấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ đượcquyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.
Điều 18. Thoả thuận trọng tài vôhiệu
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnhvực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tàikhông có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dânsự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài khôngphù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật trọng tài thương mại.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quátrình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoảthuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài viphạm điều cấm của pháp luật.
Điều 19. Tính độc lập của thoảthuận trọng tài
Thoả thuận trọng tài hoàntoàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thựchiện được không làm mất hiệulực của thoả thuận trọng tài.

Chương III TRỌNG TÀI VIÊN

Điều 20. Tiêu chuẩn Trọng tài viên
1. Những người có đủ các tiêuchuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầyđủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thựctế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trìnhđộ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêucầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người có đủ tiêuchuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sauđây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩmphán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thihành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đangchấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của Trọng tàiviên
1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranhchấp.
2. Độc lập trong việc giải quyết tranhchấp.
3. Từ chối cungcấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
4. Được hưởng thù lao.
5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giảiquyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vôtư, nhanh chóng, kịp thời.
7. Tuân thủ quy tắc đạođức nghề nghiệp.
Điều 22. Hiệp hội trọng tài
Hiệp hội trọng tài là tổ chức xãhội – nghề nghiệp của Trọng tài viên và Trung tâm trọng tài trong phạm vi cả nước. Việc thành lập và hoạtđộng của Hiệp hội trọng tài được thực hiện theo quy định của phápluật về hội nghề nghiệp.

Luật trọng tài thương mại 2020

Chương IV TRUNG TÂM TRỌNG TÀI

Điều 23. Chức năng của Trung tâm trọngtài
Trung tâm trọng tài có chức năng tổchức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hànhchính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tốtụng trọng tài.
Điều 24. Điều kiện và thủ tục thànhlập Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điềukiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật trọng tài thương mại đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thànhlập.
2. Hồ sơ đề nghị thànhlập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghị thànhlập;
b) Dự thảo điềulệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lậpviên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quyđịnh tại Điều 20 của Luật này.
Điều 25. Đăng ký hoạtđộng của Trung tâm trọng tài
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thànhlập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạtđộng tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụsở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giátrị.
Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạtđộng cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêucầu đăng ký.
Điều 26. Công bố thành lập Trung tâm trọngtài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạtđộng, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằngngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nộidung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trungtâm trọng tài;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâmtrọng tài;
2. Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụsở những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và danhsách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.
Điều 27. Tư cách phápnhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm trọng tài có tư cách phápnhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợinhuận.
3. Trung tâm trọngtài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
4. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Banthư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quyđịnh.
5. Trung tâm trọngtài có danh sách Trọng tài viên.
Điều 28. Quyền và nghĩavụ của Trung tâm trọng tài
1. Xây dựng điều lệ và quy tắctố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật trọng tài thương mại.
2. Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quytrình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danhsách Trọng tài viên của tổ chức mình.
3. Gửi danh sách Trọng tài viên và những thayđổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để côngbố.
4. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trườnghợp quy định tại Luật này.
Điều 29. Chấm dứt hoạtđộng của Trung tâm trọng tài
1. Hoạt động của Trung tâm trọng tài chấmdứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp được quy định tại điềulệ của Trung tâm trọng tài;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăngký hoạt động.
2. Chính phủ quy định chi tiết các trườnghợp bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động và trình tự, thủ tục chấmdứt hoạt động của Trung tâm trọng tài.

Chương V KHỞI KIỆN

Điều 30. Đơn khởi kiện và các tàiliệu kèm theo
1. Trường hợp giải quyết tranhchấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranhchấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởikiện và gửi cho bị đơn.
2. Đơn khởi kiện gồm có các nộidung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơnkhởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làmchứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụtranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởikiện, nếu có;
3. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bảnchính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Điều 31. Thời điểmbắt đầu tố tụng trọng tài
1. Trường hợp tranh chấp được giảiquyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọngtài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyênđơn.
2. Trường hợp tranh chấp được giảiquyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọngtài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyênđơn.
Điều 32. Thông báo đơn khởikiện
Nếu các bên không có thoảthuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơnkhởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọngtài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyênđơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật trọng tài thương mại.
Điều 33. Thời hiệu khởi kiện giải quyếttranh chấp bằng Trọng tài
Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quyđịnh khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợppháp bị xâm phạm.
Điều 34. Phí trọng tài
1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cungcấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Phí trọng tài gồm:
a) Thù lao Trọng tài viên, chiphí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
b) Phí tham vấn chuyêngia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
c) Phí hành chính;
d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiệních khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
2. Phí trọng tài do Trung tâm trọngtài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọngtài do Hội đồng trọng tài ấn định.
Điều 35. Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảovệ
1. Bản tự bảo vệ gồm có các nộidung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm bản tựbảo vệ;
b) Tên và địa chỉ của bịđơn;
c) Cơ sở và chứng cứ tự bảovệ, nếu có;
d) Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đềnghị chỉ định Trọng tài viên.
2. Đối với vụ tranh chấpđược giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọngtài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơnkhởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảovệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này cóthể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
Điều 36. Đơn kiện lại của bị đơn
1. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấnđề có liên quan đến vụ tranh chấp.
2. Đơn kiện lại của bị đơn phải đượcgửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụviệc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thờiđiểm nộp bản tự bảo vệ.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơnkiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranhchấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảovệ cho Hội đồng trọng tài và bị đơn.
Điều 37. Rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung đơn khởikiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ
Trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọngtài, các bên có quyền rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại.
2. Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể sửađổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ. Hội đồng trọng tài có quyền không chấpnhận các sửa đổi, bổ sung này nếu thấy rằng việc đó có thể bị lạmdụng nhằm gây khó khăn, trì hoãn việc ra phán quyết trọng tài hoặc vượt quá phạmvi của thỏa thuận trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp.
Điều 38. Thương lượng trong tố tụng trong Luật trọng tài thương mại
Kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọngtài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giảiquyết tranh chấp.
Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấmdứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyếtđịnh đình chỉ giải quyết tranh chấp.
XEM THÊM:  Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng theo quy định mới nhất
Luật trọng tài thương mại đúng quy định

Chương VI HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI

Điều 39. Thành phần Hội đồng trọngtài
1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể baogồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận về sốlượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
Điều 40. Thànhlập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài
Trong trường hợp các bên không có thoảthuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quyđịnh như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởikiện và yêu cầu chọn Trọng
tài viên do Trung tâm trọng tài gửiđến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọngtài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đềnghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉđịnh Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉđịnh Trọng tài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụ tranhchấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửiđến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêucầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọnđược Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quyđịnh tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viêncho các bị đơn;
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được cácbên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉđịnh, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thựchiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quyđịnh tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉđịnh Chủ tịch Hội đồng trọngtài;
Điều 41. Thành lập Hội đồng trọng tài vụviệc
Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc thànhlập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyênđơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thôngbáo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoảthuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêucầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn; theo đúng quy định Luật trọng tài thương mại
2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơnphải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơnkhởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thờihạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thoảthuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩmquyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày được các bênchọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viênbầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồngtrọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọngtài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩmquyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranhchấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận yêucầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêucầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;
Điều 42. Thay đổi Trọng tài viên
1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranhchấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranhchấp trong các trường hợp sau đây:
a) Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đạidiện của một bên;
b) Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranhchấp;
c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vôtư, khách quan;
d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứbên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấpthuận bằng văn bản.
2. Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thôngbáo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư củamình.
3. Đối với vụ tranh chấp được giảiquyết tại Trung tâm trọng tài, nếu Hội đồng trọng tài chưa được thành lập, việc thayđổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định. Nếu Hội đồng trọng tàiđã được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tàikhông quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyếttranh chấp, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
Điều 43. Xem xét thỏa thuận trọngtài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọngtài
1. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọngtài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụviệc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiếnhành giải quyết tranh chấp theoquy định của Luật trọng tài thương mại. Trường hợp không thuộc thẩmquyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏathuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giảiquyết và thông báo ngay cho các bên biết.
2. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền, các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xem xét, quyết định.
3. Trường hợp các bên đã có thỏathuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, thì các bên có thểthỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài khác; nếu không thỏa thuận được, thì có quyềnkhởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
Điều 44. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyếtđịnh của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tàivô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩmquyền của Hội đồng trọng tài
1. Trong trường hợp không đồng ý vớiquyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 43 của Luật này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược quyết định của Hội đồng trọng tài, các bêncó quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồngtrọng tài. Bên khiếu nại phải đồng thời thôngbáo việc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài.
2. Đơn khiếu nại phải có những nộidung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơnkhiếu nại;
b) Tên và địa chỉ củabên khiếu nại;
c) Nội dung yêu cầu.
3. Đơn khiếu nại phải kèm theo bảnsao đơn khởi kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hội đồng trọng tài. Trường hợp giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và đượcchứng thực hợp lệ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơnkhiếu nại, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân côngmột Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phâncông, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án làcuối cùng.
5. Trong khi Tòa án giải quyết đơn khiếunại, Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục giải quyết tranh chấp.
Điều 45. Thẩm quyền xác minh sựviệc của Hội đồng trọng tài
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọngtài có quyền gặp hoặc trao đổi với các bên với sự có mặt của bên kia bằng các hìnhthức thích hợp để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Hội đồngtrọng tài có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên tìmhiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho cácbên biết.
Điều 46. Thẩm quyền của Hội đồng trọngtài về thu thập chứng cứ
1. Các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứngcứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các sự việc có liên quan đếnnội dung đang tranh chấp.
2. Theo yêu cầu của một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có quyền yêucầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liênquan đến việc giải quyết tranh chấp theo Luật trọng tài thương mại
3. Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu của một hoặc các bên, có quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ tranhchấp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp. Phí giám định, định giá do bên yêucầu giám định, định giá tạm ứng hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
4. Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Chi phí chuyên gia do bên yêu cầu tham vấn tạm ứng hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, Tòa án phải thông báo cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết để tiến hành việc giao nhận chứng cứ.
Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp chứng cứ theo yêu cầu thì Tòa án phải thông báo ngay cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết đồng thời có văn bản yêucầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 47. Thẩm quyền của Hội đồng trọngtài về triệu tập người làm chứng
1. Theo yêu cầu của một hoặc các bênvà xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họpgiải quyết tranh chấp. Chi phí cho người làm chứng do bên yêu cầu triệutập người làm chứng chịu hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
2. Trường hợp người làm chứng đã được Hội đồng trọng tàitriệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chínhđáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng trọng tài gửi vănbản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tậpngười làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài. Văn bản phải nêu rõ nội dung vụviệc đang được giải quyết tại Trọng tài; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; lý do cần triệutập người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng cần phải cómặt.
Luật trọng tài thương mại 2020 mới nhất

Chương VII BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Điều 48. Quyền yêucầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Các bên tranh chấp có quyền yêucầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật trọng tài thương mại và các quyđịnh của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giảiquyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Điều 49. Thẩm quyền của Hội đồng trọngtài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể ápdụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đốivới các bên tranh chấp.
2. Các biện pháp khẩncấp tạm thời bao gồm:
a) Cấm thay đổi hiện trạng tàisản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranhchấp nào thực hiện một hoặc một số hànhvi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnhhưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tàisản đang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tàisản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trảtiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịch quyền về tàisản đối với tài sản đang tranh chấp.
3. Trong quá trình giải quyết tranhchấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từchối.
Điều 50. Thủ tục ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Hội đồng trọng tài.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làmđơn;
b) Tên, địa chỉ của bên có yêucầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của bên bị yêucầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranhchấp;
đ) Lý do cần phải áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thờicần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Điều 51. Thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổsung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có quyền thayđổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thờiđiểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2. Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩncấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật trọng tài thương mại.
3. Hội đồng trọng tài hủy bỏ biện pháp khẩncấp tạm thời đã được áp dụng trong các trườnghợp sau đây:
a) Bên yêu cầu áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
b) Bên phải thi hành quyết định ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảođảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
c) Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấmdứt theo quy định của pháp luật.
Điều 52. Trách nhiệm của bên yêu cầuáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấptạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp bên yêucầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc cho ngườithứ ba thì phải bồi thường.
Điều 53. Thẩm quyền, trình tự, thủ tụccủa Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấptạm thời
1. Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi íchhợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyềnlàm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biệnpháp khẩn cấp tạm thời.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngàynhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án cóthẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làmviệc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định ápdụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thựchiện biện pháp bảo đảm. Trường hợpkhông chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báobằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
3. Một bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biệnpháp khẩn cấp tạm thời. Việc phân công Thẩm phán xem xét giải quyết đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dânsự.

Chương VIII PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 54. Chuẩn bị phiên họp giảiquyết tranh chấp the Luật trọng tài thương mại
1. Trường hợp các bên không có thoảthuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thờigian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
2. Trường hợp các bên không có thoảthuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dựphiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiênhọp.
Điều 55. Thành phần, thủ tục phiên họpgiải quyết tranh chấp
1. Phiên họp giải quyết tranh chấp đượctiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyềncho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Trong trường hợp có sự đồng ý củacác bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranhchấp.
4. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyếttranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏathuận.
Điều 56. Việc vắng mặt của các bên
1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệtham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiênhọp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi làđã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giảiquyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dựphiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
3. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tà có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cầnsự có mặt của các bên.
Điều 57. Hoãn phiên họp giải quyết tranhchấp theo Luật trọng tài thương mại
Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bêncó thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầuhoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèmtheo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêucầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấpphải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận haykhông chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịpthời cho các bên.
Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyếtđịnh.
Điều 58. Hoà giải, công nhận hòa giảithành
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiếnhành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranhchấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọngtài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọngtài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏathuận của các bên. Quyết định này là chungthẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Điều 59. Đình chỉ giải quyếttranh chấp
1. Vụ tranh chấp được đình chỉ giảiquyết trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết màquyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứthoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức màkhông có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ củacơ quan, tổ chức đó;
c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coilà đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật trọng tài thương mại, trừ trường hợp bị đơn yêucầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;
d) Các bên thoả thuận chấmdứt việc giải quyết tranh chấp;
2. Hội đồng trọng tài ra quyếtđịnh đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tài chưa được thànhlập thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyếtđịnh đình chỉ giải quyết tranhchấp.
3. Khi có quyết định đình chỉ giảiquyết tranh chấp, các bên không có quyềnkhởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranhchấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyênđơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quyđịnh tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
Luật trọng tài thương mại 2020

Chương IX PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

Điều 60. Nguyên tắc raphán quyết
1. Hội đồng trọng tài ra phán quyếttrọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
2. Trường hợp biểu quyết không đạt đượcđa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Điều 61. Nội dung, hình thức và hiệulực của phán quyết trọng tài
1. Phán quyết trọng tài phải được lậpbằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm raphán quyết;
b) Tên, địa chỉ của nguyên đơnvà bị đơn;
c) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tàiviên;
d) Tóm tắt đơn khởi kiện và cácvấn đề tranh chấp;
đ) Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bêncó thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
e) Kết quả giải quyết tranhchấp;
g) Thời hạn thi hành phánquyết;
h) Phân bổ chi phí trọngtài và các chi phí khác có liên quan;
i) Chữ ký của Trọng tàiviên.
2. Khi có Trọng tài viên khôngký tên vào phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phánquyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn có hiệulực.
3. Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
4. Phán quyết trọng tài phải được gửi chocác bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có quyền yêucầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài theo quy định củ Luật trọng tài thương mại
5. Phán quyết trọng tài là chungthẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 62. Đăng ký phán quyết trọngtài vụ việc
1. Theo yêu cầu của một hoặc các bêntranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phánquyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chứcthi hành phán quyết trọng tài đó. Việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyếttrọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phánquyết trọng tài.
2. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hànhphán quyết trọng tài, bên yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc phải gửi đơnxin đăng ký phán quyết trọng tài tới Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này kèmtheo bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ các tài liệu sau đây:
a) Phán quyết trọng tài do Hội đồng trọng tàivụ việc ban hành;
b) Biên bản phiên họp giải quyết tranhchấp của Hội đồng trọng tài vụ việc, nếu có;
c) Bản chính hoặc bản sao thoả thuậntrọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Bên yêu cầu phải chịu trách nhiệm về tính xácthực của các tài liệu gửi cho Tòa án.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngàynhận được đơn xin đăng ký phán quyết, Chánh án Tòa án phải phân côngmột Thẩm phán xem xét đơn đăng ký phán quyết. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngàyđược phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo đơn và thực hiện việc đăng ký. Trường hợp xác định phán quyết trọng tài khôngcó thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo và phải thôngbáo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược thông báo của Tòa án, người yêucầu đăng ký phán quyết trọng tài có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án về việc từ chối đăng ký phánquyết trọng tài của Luật trọng tài thương mại Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án phải xemxét và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyếtkhiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
Điều 63. Sửa chữa và giải thích phán quyết; phán quyết bổsung
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phánquyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọngtài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tínhtoán sai trong phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bênkia biết. Trường hợp Hội đồng trọng tàithấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhậnđược yêu cầu.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngàynhận được phán quyết, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích về điểm cụ thể hoặc phần nội dungcủa phán quyết nhưng phải thông báongay cho bên kia. Nếu Hội đồng trọng tài thấyrằng yêu cầu này là chính đáng thì phảigiải thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đượcyêu cầu. Nội dung giải thích này làmột phần của phán quyết.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hànhphán quyết, Hội đồng trọng tài có thể chủ động sửa những lỗi quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo ngaycho các bên.
4. Trường hợp các bên không có thoảthuận khác, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, một bên có thể yêu cầuHội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu đượctrình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết vàphải thông báo ngaycho bên kia biết. Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phánquyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Điều 64. Lưu trữ hồ sơ
1. Trung tâm trọng tài cótrách nhiệm lưu trữ hồ sơ vụ tranh chấp đã thụ lý. Hồ sơ vụ tranh chấp do Trọng tài vụ việc giải quyết đượccác bên hoặc các Trọng tài viên lưu trữ.
2. Hồ sơ trọng tài được lưu trữ trong thờihạn 05 năm, kể từ ngày ra phán quyết trọng tài hoặc quyết định đình chỉ giảiquyết tranh chấp bằng Trọng tài.

Chương X THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

Điều 65. Tự nguyện thi hànhphán quyết trọng tài
Nhà nước khuyến khích các bên tựnguyện thi hành phán quyết trọng tài.
Điều 66. Quyền yêu cầu thi hànhphán quyết trọng tài
1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọngtài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷphán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật trọng tài thương mại, bên được thi hànhphán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩmquyền thi hành phán quyết trọng tài.
2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thihành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hànhphán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quyđịnh tại Điều 62 của Luật này.
Điều 67. Thi hành phán quyếttrọng tài
Phán quyết trọng tài được thi hành theo quyđịnh của pháp luật về thi hành án dân sự.

Chương XI HUỶ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

Ðiều 68. Căn cứ huỷ phán quyết trọngtài
1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọngtài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộcmột trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏathuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọngtài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quyđịnh của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyềncủa Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộcthẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọngtài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi íchvật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phánquyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắccơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phánquyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tàiquy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tàiđã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quyđịnh tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thuthập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
Điều 69. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhậnđược phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọngtài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật trọng tài thương mại, thì có quyềnlàm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷphán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứchứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căncứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sựkiện bất khả kháng thì thời gian có sựkiện bất khả kháng không được tính vào thời hạnyêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Điều 70. Đơn yêu cầu huỷphán quyết trọng tài
1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyếttrọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làmđơn;
b) Tên và địa chỉ của bên cóyêu cầu;
c) Yêu cầu và căn cứ huỷ phánquyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phảicó các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao phánquyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoảthuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằngtiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải đượcchứng thực hợp lệ.
Điều 71. Toà án xét đơn yêucầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Sau khi thụ lý đơn yêucầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tàiviên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sátcùng cấp.
2. Trong thời hạn 07 ngày làmviệc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó cómột Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phâncông của Chánh án Tòa án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉđịnh, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phánquyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làmviệc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xétđơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mởphiên họp xem xét đơn yêu cầu.
3. Phiên họp được tiến hành với sự cómặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sátcùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đãđược triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp màkhông được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủyquyết định trọng tài.
4. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xétđơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này và các tài liệu kèm theođể xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọngtài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của nhữngngười được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồngthảo luận và quyết định theo đa số.
Điều 72. Lệ phí toà ánliên quan đến Trọng tài trong Luật trọng tài thương mại
Lệ phí về yêu cầuToà án chỉ định Trọng tài viên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu huỷ phán quyếttrọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài và những lệ phí khác được thực hiện theo quy định củapháp luật về án phí và lệ phí toà án.
Luật trọng tài thương mại đúng quy định

Chương XII TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 73. Điều kiện hoạt động củaTổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức trọng tài nước ngoài đã đượcthành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luậtcủa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quyđịnh của Luật trọng tài thương mại.
Điều 74. Hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại ViệtNam
Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thứcsau đây:
1. Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nướcngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);
2. Văn phòng đạidiện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).
Điều 75. Chi nhánh
1. Chi nhánh là đơn vị phụthuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động trọng tàitại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức trọng tài nước ngoài vàChi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luậtViệt Nam.
3. Tổ chức trọng tài nước ngoài cửmột Trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh là người đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức trọng tài nướcngoài tại Việt Nam.
Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nướcngoài tại Việt Nam
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết chohoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nướcngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoạitệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt độngcủa Chi nhánh.
4. Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nướcngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam.
6. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tàitheo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.
7. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoàgiải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp các dịch vụ hànhchính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tàinước ngoài.
9. Thu phí trọng tài và cáckhoản thu hợp pháp khác.
10. Trả thù laocho Trọng tài viên.
11. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹnăng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
12. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bảnsao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩmquyền của Việt Nam.
13. Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thànhlập, Giấy đăng ký hoạt động.
14. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quanđến hoạt động của Chi nhánh.
15. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt độngcủa Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động.
Điều 77. Văn phòng đại diện
1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộccủa Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạtđộng trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật trọng tài thương mại.
2. Tổ chức trọng tài nước ngoài phải chịu tráchnhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện trước pháp luật Việt Nam.
Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đạidiện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọngtài của tổ chức mình tại Việt Nam.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụngcần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nướcngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của phápluật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằngđồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đạidiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thờihạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
7. Không được thực hiện hoạt động trọngtài tại Việt Nam.
8. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạtđộng trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 79. Hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đạidiện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Việc thành lập, đăng ký, hoạt động và chấmdứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nướcngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốctế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính phủ quy định chitiết thủ tục thành lập, đăng ký và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đạidiện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Chương XIII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 80. Áp dụng Luật đối với các Trung tâm trọngtài được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực
Các Trung tâm trọng tài được thành lập trướcngày Luật trọng tài thương mại có hiệu lực không phải làm thủ tục thành lập lại. Các Trung tâmtrọng tài phải sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quyđịnh của Luật này trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Hết thờihạn nêu trên mà các Trung tâm trọng tài không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tốtụng trọng tài thì bị thu hồi Giấy phép thành lập và phải chấm dứt hoạt động.
Điều 81. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 hết hiệulực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
3. Các thỏa thuận trọng tài được ký kếttrước ngày Luật này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định của pháp luật tại thời điểm ký thỏa thuận trọng tài.
Điều 82. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chitiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nộidung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhànước.
Luật trọng tài thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thôngqua ngày 17 tháng 6 năm 2010.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng

5/5 - (100 bình chọn)