Lao xương khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

0
1079
Bệnh lao xương khớp

Lao xương khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng tàn phế, liệt cho người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng của lao xương khớp. Và đặc biệt, bệnh lao xương có chữa khỏi không và có những phương pháp điều trị nào? Bạn đọc hãy dành ra ít phút để tìm hiểu vấn đề này cùng JES nhé!

Bệnh lao xương là bệnh gì?

Bệnh lao xương hay lao xương khớp là một bệnh toàn thân và có biểu hiện tổn thương lao khu trú ở xương. Lao xương là bệnh lao thứ phát, do trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch, đi vào máu đến xương. Lao xương thường xuất hiện ở những xương xốp như: xương tụ cốt bàn tay và bàn chân, thân đốt sống.
Về mặt vi thể, lao xương được chia làm 2 loại như:

  • Loại hoại tử tiết dịch, hình thành áp xe lạnh.
  • Loại tăng trưởng nhanh chóng với hoại tử tối thiểu, chẳng hạn như u lao hạt.

Nguyên nhân Bệnh lao xương

  • Bệnh lao xương thường xảy ra khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn lao và bị lan ra ngoài phổi;
  • Bệnh lao xương cũng thường lây truyền từ người này sang người kia qua đường không khí. Sau khi bị nhiễm vi khuẩn lao, bệnh lây truyền qua đường máu và lan từ phổi, các hạch bạch huyết tới cột sống và xương. Lao xương thường khởi phát do nguồn cung máu đến giữa những xương dài và cột sống quá dồi dào.

Mặc dù, lao xương khớp là bệnh hiếm gặp, tuy nhiên bệnh khá khó phát hiện và chẩn đoán. Do đó, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân lao xương khớp
Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra lao xương, lao phổi và các dạng lao khác

Triệu chứng của Bệnh lao xương

Cũng tương tự như các bệnh lao khác, bệnh lao xương khớp cũng có những triệu chứng phổ biến sau:

  • Sốt dai dẳng từ nhẹ đến vừa, hay sốt về chiều, mệt mỏi;
  • Biếng ăn, người xanh xao hay bị đổ mồ hôi trộm;
  • Bệnh lao xương tạo ra các ổ áp-xe, bên trong có mủ, bị hoại tử bã đậu, có mảnh xương chết trong viêm tủy xương, thân xương;
  • Hoạt động cơ thể khó khăn hơn do khớp xương đau nhẹ hoặc vừa. Ví dụ, người bị lao xương cột sống sẽ không thể ngửa hoặc cúi người, lao xương háng thì người bệnh không thể co duỗi chân…
  • Sưng to tại những vị trí xương bị vi khuẩn lao tấn công. Tuy nhiên, chỗ sưng không đỏ và không nóng;
  • Một số triệu chứng lao xương khớp khác như teo các cơ vận động, gù cột sống, gấp khúc cột sống, vẹo cột sống, đi tập tễnh hoặc lệch người, liệt, tàn phế, rối loạn cơ tròn do ổ áp-xe gây chèn ép tủy sống.
Triệu chứng lao xương khớp
Một số thể lao xương khớp.

Các biến chứng của lao xương khớp

Lao xương có thể gây ra biến chứng tàn phế cho bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Việc chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

  • Biến chứng thần kinh: liệt 2 chi dưới hoặc tứ chi.
  • Biến dạng xương: xẹp đốt sống, gù nhọn, có thể dẫn đến chèn ép rễ thần kinh, tủy sống.
  • Cắt cụt chi: lao xương nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ có thể dẫn đến những tổn thương khó khắc phục được, buộc phải cắt cụt chi cho bệnh nhân.
  • Hạn chế vận động: bệnh nhân lao cột sống gặp khó khăn trong việc ngửa, cúi.
  • Teo cơ vận động khớp: cũng có thể là biến chứng của bệnh lao xương.
  • Lao lan rộng: nếu không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn lao có thể phát triển đến các cơ quan khác trong cơ thể như màng não, phổi… đe dọa tính mạng bệnh nhân.
  • Liệt cơ tròn: đây là hậu quả đến từ việc áp xe lạnh chèn ép tủy sống
Teo cơ vận động khớp
Teo cơ vận động khớp là một biến chứng thường gặp của bệnh lao xương khớp

Các biện pháp điều trị Bệnh lao xương

Bệnh nhân lao xương cần được chẩn đoán sớm và điều trị theo đúng phác đồ để có thể hạn chế bệnh diễn biến xấu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Với những tiến bộ của y học hiện đại, bệnh lao xương khớp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị.
Mục đích điều trị:

  • Giảm đau.
  • Ngăn ngừa các biến chứng.
  • Điều trị nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn lao.
  • Bảo tồn và phục hồi chức năng thần kinh, xương khớp.

Các phương pháp điều trị:

  • Hóa trị (dùng thuốc): đây là phương pháp điều trị cơ bản hay nói cách khác là điều trị nguyên nhân gây ra lao xương.
  • Tập vận động từ từ: Sau 4-5 tuần bất động tương đối, bệnh nhân cần tập vận động từ từ để tránh cứng khớp.
  • Nghỉ ngơi tương đối: Khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi khoảng 4-5 tuần. Nằm giường cứng đem đến hiệu quả hơn nằm nệm.
  • Kéo giãn/Nẹp: có thể chỉ định ở một số trường hợp nhất định.
  • Phẫu thuật: được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng phục hồi chức năng hoặc điều trị nội khoa hoặc khi có các biến chứng như có ổ áp xe lớn, giới hạn hoạt động, biến dạng xương khớp… ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.
Chữa trị bệnh lao xương
Người lao xương khớp cần có chế độ vận động từ từ để khắc phục bệnh

Mục hỏi đáp liên quan Lao xương khớp

1. Bệnh lao xương có lây không?

Bệnh nhân lao xương khớp có thể lây cho người khác qua các con đường:

  • Lây qua đường hô hấp: nếu bệnh nhân lao xương mắc lao phổi tiên phát thì sẽ không loại trừ khả năng vi khuẩn lao phát tán ra môi trường và lây cho những người xung quanh khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện.
  • Lây qua vết thương hở và niêm mạc.
  • Lây từ mẹ sang con.

2. Đối tượng nguy cơ bệnh Bệnh lao xương

  • Tuổi: 20-40.
  • Tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi hay các nguồn lây lao khác, nguy cơ tăng lên khi tiếp xúc liên tục, thường xuyên.
  • Tiền sử lao trước đó: lao sơ nhiễm, lao phổi, lao hạch, lao tiết niệu,…
  • Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vaccin BCG.
  • Bệnh lý: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, loét dạ dày – tá tràng, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng,…

3. Phòng ngừa bệnh Bệnh lao xương

  • Lối sống, dinh dưỡng: chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường đề kháng, hạn chế đi đến các nơi đông đúc, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá, cà phê,…
  • Quản lý bệnh nhân mắc bệnh lao hợp lý để tránh lây lan cộng đồng.
  • Người tiếp xúc thường xuyên với người lao xương khớp cần được tầm soát lao phổi bằng cách xét nghiệm đờm và chụp X-Quang phổi.
  • Bệnh nhân lao xương cần tuân thủ điều trị để tránh kháng thuốc và tái phát.

XEM THÊM: Danh sách 8 thuốc bổ xương khớp của Mỹ tốt nhất
Trên đây, là những chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lao xương khớp. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích và có giá trị cho bạn đọc.

Rate this post