Làm thẻ căn cước công dân – Hướng dẫn thủ tục theo quy định

0
1635
Làm thẻ căn cước

Việc làm thẻ căn cước công dân có nhiều tiện ích hơn so với chứng minh nhân dân. Thẻ căn cước là loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu đối với công dân Việt Nam. Vậy thủ tục để làm thẻ căn cước được thực hiện như thế nào? Đối tượng nào thì được áp dụng? Trường hợp, người dân muốn đổi từ giấy CMND sang thẻ căn cước thì thủ tục thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn.

Trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Được quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 ( Luật CCCD) về quy định về làm thẻ căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

  • Thẻ bị hư hỏng không còn sử dụng được;
  • Khi công dân có yêu cầu.
  • Thay đổi thông tin về họ, tên, chữ đệm, đặc điểm nhân dạng;
  • Xác định lại giới tính và quê quán;
  • Khi công dân đã đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Có sai sót vài thông tin trên thẻ CCCD;

Ngoài ra, Thẻ CCCD được cấp lại trong các một số trường hợp sau đây:

  • Bị mất thẻ CCCD;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Luật quốc tịch Việt Nam.

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân theo quy định

Bước 1: Điền Tờ khai
Người dân có nhu cầu làm thẻ căn cước cần phải mang theo Sổ hộ khẩu. Sau đó, điền thông tin chính xác vào Tờ khai Căn cước công dân tại Công an cấp huyện hay Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Hiện nay, do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được hoàn thiện nên đến hết năm 2019, công dân cũng cần phải xuất trình Sổ hộ khẩu.
Cán bộ công an tiếp nhận kiểm tra và đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Sổ hộ khẩu.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung hay ảnh thẻ (nếu người dùng đã chuẩn bị sẵn). Người làm thẻ căn cước kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, sau đó ký tên xác nhận thông tin.
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian trả thẻ căn cước: Từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ và tết); tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ, hoặc có thể  trả qua đường bưu điện (nếu người làm có nhu cầu).
Lệ phí: Miễn phí (quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân).
Thời hạn giải quyết
Không quá 7 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, hải đảo và biên giới không quá 20 ngày làm việc (quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân).

Thời hạn đổi, cấp lại thẻ CCCD

Được quy định tại Điều 25 Luật CCCD, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý CCCD có trách nhiệm phải đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:

  • Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp làm thẻ căn cước.
  • Tại thành phố và thị xã không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
  • Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi và cấp lại thẻ CCCD.
  • Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới và hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

Đối tượng được làm thẻ căn cước công dân

Công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên được phép làm thẻ căn cước công dân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Căn cước công dân 2014.
Ngoài ra, những ai đã có chứng minh nhân dân (12 số hoặc 9 số) còn giá trị sử dụng cũng được quyền đổi sang thẻ Căn cước khi có yêu cầu. Hoặc khi chứng minh nhân dân hết hạn thì cũng được làm thẻ căn cước.

Lệ phí đổi, cấp lại thẻ CCCD

Được quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định mức thu lệ phí làm thẻ căn cước như sau:

  • Đổi thẻ Căn cước công dân do bị hư hỏng không sử dụng được hay thay đổi thông tin về họ, tên, chữ đệm, đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ và làm khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
  • Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân hay công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Làm thẻ căn cước

Các tỉnh được làm thẻ căn cước công dân trong năm 2020

Đến nay, việc làm thẻ căn cước công dân được triển khai cấp tại 16 tỉnh và thành phố sau:

1

Hà Nội

5

Hưng Yên

9

Hải Phòng

13

Quảng Bình

2

TP. Hồ Chí Minh

6

Thái Bình

10

Quảng Ninh

14

Tây Ninh

3

Vĩnh Phúc

7

Hà Nam

11

Ninh Bình

15

Bà Rịa Vũng Tàu

4

Hải Dương

8

Nam Định

12

Thanh Hóa

16

Cần Thơ

Các tỉnh còn lại vẫn tiếp tục sử dụng chứng minh nhân dân (CMND) 9 số.

Trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí

Các trường hợp miễn lệ phí

Đổi thẻ căn cước công dân khi được Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
Làm thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân thuộc một trong các đối tượng sau:

  • Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, hay người hưởng chính sách như thương binh;
  • Con dưới 18 tuổi của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hay Bệnh binh;
  • Công dân thường trú tại những xã biên giới;
  • Công dân thường trú tại những huyện đảo;
  • Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Công dân thuộc hộ nghèo theo đúng quy định của pháp luật;

Các trường hợp không phải nộp lệ phí làm thẻ căn cước

  • Đổi thẻ căn cước công dân trong thời hạn hai năm trước tuổi quy định ( đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi) và đổi khi công dân đã đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Đổi thẻ căn cước công dân khi có các sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của ban cơ quan quản lý căn cước công dân.
  • Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu tiên

XEM THÊM: Tờ khai căn cước công dân theo mẫu- Hướng dẫn điền nội dung
Kết luận: Trên đây là những thông tin chia sẻ về trình tự thủ tục làm thẻ căn cước công dân. Bạn đọc nên tham khảo để hiểu rõ hơn về thủ tục, mức phí, cũng như là đối tượng được làm thẻ căn cước.

5/5 - (100 bình chọn)