
Kinh phí công đoàn và đoàn phí là hai khoản phí do doanh nghiệp và người lao động đóng. Vậy kinh phí công đoàn, đoàn phí là gì? Mức đóng kinh phí công đoàn, đoàn phí được pháp luật quy định cụ thể ra sao? Đối tượng nào cần phải nộp kinh phí công đoàn? Nếu bạn đang loay hoay tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên, hãy đọc qua bài viết này để hiểu rõ hơn.
Mức trích nộp kinh phí công đoàn
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP được nêu cụ thể:
Doanh nghiệp, cơ quan và đơn vị dù thành lập công đoàn cơ sở hay không đều cần phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng với mức đóng bằng 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.
Trong đó, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của các lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc theo đúng quy định.
Với quy định này, thực tế có thể thấy, mức trích nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp không chịu tác động trực tiếp của việc tăng lương cơ sở.
Tuy nhiên, dựa trên quỹ tiền lương để làm căn cứ đóng BHXH thì mức trích nộp này sẽ thay đổi nếu doanh nghiệp tăng mức lương tháng để đóng BHXH cho người lao động.
Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn
Chính phủ ban hành nghị định 191/2013 quy định chi tiết tại điều 4 gồm đối tượng và quy định về kinh phí công đoàn như sau:
- Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
Cơ quan Nhà nước (kế cả Uỷ ban nhân dân xã, phường và thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như ngoài công lập
- Các đơn vị thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo đúng quy đinh của pháp luật
- Những đơn vị hợp tác xã thành lập theo luật hợp tác xã.
- Những đơn vị tổ chức nước ngoài và quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan đến tổ chức, hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài theo trong hợp đồng hợp tác kinh doanh sử dụng lao động là người Việt Nam
- Những đơn vị tổ chức có sử dụng lao động ở Việt Nam
Cơ quan thu kinh phí công đoàn
Liên đoàn Lao động tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (Liên đoàn Lao động cấp tỉnh) trực tiếp thu kinh phí công đoàn hoặc phân cấp cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gồm có:
- Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện) nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở;
- Hoặc, Công đoàn những khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp) nếu doanh nghiệp thuộc những khu vực này.
Chính vì thế mà tùy địa phương và doanh nghiệp cần liên hệ với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh trước, để được hướng dẫn về nơi nộp kinh phí công đoàn. Đồng thời, cũng được hướng dẫn về mức phương thức nộp của địa phương (nộp tiền mặt hay có thể chuyển khoản, nếu chuyển khoản thì chuyển vào tài khoản nào).Mức đóng đoàn phí công đoàn
Theo quy định tại Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ về mức đóng đoàn phí công đoàn, để so sánh với kinh phí công đoàn.
- Đoàn viên ở những công đoàn cơ sở thực hiện chế độ tiền lương được Nhà nước quy định: Mức đóng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
- Đoàn viên ở những công đoàn cơ sở doanh nghiệp Nhà nước: Mức đóng bằng 1% tiền lương thực lĩnh và tối đa bằng 10% mức lương cơ sở.
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở thực hiện chế độ tiền lương được người sử dụng lao động quyết định: Mức đóng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và tối đa bằng 10% mức lương cơ sở.
Với những cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí hay đoàn viên không thuộc đối tượng đóng BHXH thì mức đóng đoàn phí thấp nhất bằng 1% với mức lương cơ sở.
Như vậy, căn cứ vào mức lương cơ sở mới theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng khác với kinh phí công đoàn của người lao động trong 2020 như sau:
Mức đóng tối thiểu
Từ ngày 01/01/2020: 1% x 1,49 triệu đồng/tháng = 14.900 đồng/tháng
Từ ngày 01/7/2020: 1% x 1,6 triệu đồng/tháng = 16.000 đồng/tháng
Mức đóng tối đa
Từ ngày 01/01/2020: 10% x 1,49 triệu đồng/tháng = 149.000 đồng/tháng
Từ ngày 01/7/2020: 10% x 1,6 triệu đồng/tháng = 160.000 đồng/tháng
Lưu ý: Đoàn viên hưởng trợ cấp BHXH từ 1 tháng trở lên hoặc là không có việc làm, không có thu nhập, được nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng lương thì thời gian này sẽ không cần phải đóng đoàn phí công đoàn.
Kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn
Có tổ chức Công đoàn |
Không có tổ chức công đoàn |
||
Kinh phí công đoàn (Do doanh nghiệp đóng) |
Mức đóng |
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ để đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. | 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ để đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. |
Phân phối |
Công đoàn cơ sở được phép sử dụng 70% tổng số thu kinh phí công đoàn. Nộp 30% tổng số thu kinh phí công đoàn cho tổ chức công đoàn cấp trên. |
Nộp 100% kinh phí công đoàn cho Công đoàn cấp trên. Doanh nghiệp không được phép sử dụng. | |
Đoàn phí công đoàn (Do đoàn viên công đoàn đóng) |
Mức đóng |
NLĐ tham gia công đoàn: đóng 1% tiền lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ được bằng 10% mức lương cơ sở. NLĐ không tham gia công đoàn thì không phải đóng đoàn phí công đoàn. |
NLĐ không cần phải đóng đoàn phí công đoàn. |
Phân phối |
Công đoàn cơ sở được phép sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Nộp 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn cho tổ chức công đoàn cấp trên. |
Không cần phải nộp đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên. |
XEM THÊM: Mức hưởng bảo hiểm y tế – Quy định, lưu ý bạn cần biết
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Có thể thấy, việc tăng mức lương cơ sở không chỉ tác động đến tiền lương, mức đóng, mức hưởng những chế độ bảo hiểm của người lao động mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới khoản đóng vào kinh phí công đoàn của người lao động cũng như doanh nghiệp.