Kinh nghiệm quyết toán thuế TNCN mà bạn cần biết

0
1662
Kinh nghiệm quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Kinh nghiệm quyết toán thuế TNCN đối với doanh nghiệp là một trong những điều mà bạn nên quan tâm. Thuế thu nhập cá nhân là một khoản tiền được trích nộp từ một phần tiền lương của người thu nhập hoặc từ những nguồn thu khác nộp vào ngân sách nhà nước. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng cần quan tâm!

Ai là người cần quyết toán thuế?

Đối tượng cần thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đó chính là:

  • Cá nhân cư trú có thu nhập từ nguồn tiền lương và tiền công.
  • Tổ chức và cá nhân trả thu nhập cá nhân.

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công

Theo quy định tại Khoản 3 – điều 21- Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015:
Trong những trường hợp sau, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương và tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu :

  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương và tiền công khi ký hợp đồng lao động từ 3 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở những nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn dựa theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với khoản thu nhập này.
  • Cá nhân có số thuế cần nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc có thể được bù trừ thuế vào kỳ sau.
  • Cá nhân được người sử dụng lao động có mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện) và bảo hiểm không có bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc là doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương xứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc là đóng góp cho người lao động theo hướng dẫn được quy định tại Khoản 2 – Điều 14 – Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không cần phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
  • Cá nhân là đại lý bảo hiểm và đại lý xổ số, bán hàng đa cấp đã được tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN thì không cần quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

Lưu ý: quy định tại khoản 4 và 5 điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn: Cá nhân kinh doanh không thực hiện theo quyết toán thuế TNCN năm 2015.

Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập

Theo quy định tại Khoản 1 – điều 21 – Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn:

  • Tổ chức và cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN không có phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không có phát sinh khấu trừ thuế cần có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho các cá nhân có uỷ quyền. Trường hợp tổ chức và cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
  • Cá nhân, tổ chức trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không cần thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, đồng thời chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) dựa theo mẫu 05/DS-TNCN ban hành dựa theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc giải thể và chấm dứt hoạt động.
  • Tổ chức trả thu nhập chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì cần phải quyết toán thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân được khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày chia, tách, chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động để thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp chuyển đổi về loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển thì doanh nghiệp trước khi chuyển đổi không cần phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp và bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán thuế năm theo đúng quy định.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN chính xác

Dựa vào công thức tính như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế + Thuế suất
= (Thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ) + Thuế suất
A. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ.

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế = tổng thu nhập – các khoản được miễn thuế
Tổng thu nhập bao gồm tiền lương, tiền thù lao, tiền công các khoản thu nhập, phụ cấp và trợ cấp khác
Các khoản được miễn thuế khi quyết toán thuế TNCN gồm có:

  • Tiền ăn giữa ca, và ăn trưa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng (nếu công ty tự nấu ăn và cấp phiếu cho nhân viên thì không được tính khoản này vào mục chịu thuế TNCN)
  • Tiền phụ cấp trang phục không vượt hơn 5.000.000 đồng/người/năm (nếu công ty chi bằng hiện vật thì không  cần tính khoản này vào mục chịu thuế TNCN).
  • Phụ cấp điện thoại và công tác phí theo đúng quy chế của Công ty (nếu có)
  • Tiền trả hay thuê nhà không được vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế
  • Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ và làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường

Ví dụ: làm ban ngày được 60.000đ/h, làm ban đêm được 70.000đ/h, thì thu nhập được miễn thuế là 70.000-60.000=10.000đ/h

  • Khoản tiền nhận được do cá nhân, tổ chức trả thu nhập chi đám hỉ, hiếu cho bản thân và gia đình người lao động theo đúng quy định chung của tổ chức.

Đó là cách được dùng để tính thu nhập chịu thuế trong quyết toán thuế TNCN.

Các khoản giảm trừ

Giảm trừ gia cảnh:

  • Đối với các đối tượng nộp thuế 9 triệu đồng/tháng và 108 triệu đồng/năm
  • Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng (cần phải đăng kí người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH (8%), BHTN (1%), BHYT (1,5%) và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
XEM THÊM: Quyết toán thuế là gì? Những hình thức quyết toán thuế
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Với những chia sẻ về kinh nghiệm quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà chúng tôi đề cập ở trên. Hy vong bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về nội dung này.

5/5 - (100 bình chọn)