
Các vấn đề liên quan đến thủ tục nhập khẩu phế liệu luôn được các công ty, doanh nghiệp trong ngành quan tâm hàng đầu. Vậy điều kiện, thủ tục nhập khẩu phế liệu được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Hãy cùng JES tìm hiểu qua bài viết “Thủ tục và điều kiện nhập khẩu phế liệu theo đúng quy định“.
Cơ sở pháp lý
- Căn cứ dựa vào Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BTC-BTNMT được ban hành ngày 15/11/2012 của liên Bộ Công Thương – Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT vào ngày 28 tháng 01 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Một số khái niệm về thu mua phế liệu
Phế liệu: là vật liệu, sản phẩm bị loại ra từ quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.
Thương nhân sử dụng trực tiếp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: là thương nhân có cơ sở sản xuất kinh doanh. Và sử dụng phế liệu nhập khẩu với mục đích làm nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.
Thương nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu: là thương nhân nhập khẩu phế liệu dựa trên hợp đồng ủy thác nhập khẩu được ký với thương nhân sử dụng trực tiếp phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.
Thương nhân ủy thác nhập khẩu: là thương nhân sử dụng trực tiếp phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nhưng không phải là người trực tiếp nhập khẩu phế liệu mà được ủy thác cho thương nhân khác nhập khẩu cho mình để làm nguyên liệu sản xuất, kinh doanh.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu: là Giấy chứng nhận cấp cho thương nhân khi có đủ điều kiện được quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BTC-BTNMT có cơ sở sản xuất. Đồng thời, sử dụng phế liệu nhập khẩu để làm nguồn nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình.
(Căn cứ vào Điều 3, Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BTC-BTNMT)

Điều kiện nhập khẩu phế liệu
1. Đối tượng
a. Thương nhân sử dụng trực tiếp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có đầy đủ các yếu tố sau:
- Có kho bãi (có quyền sở hữu hoặc có đồng sở hữu, thuê) nhằm đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường.
- Có thiết bị, công nghệ, máy móc nhằm tái chế phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu cho sản xuất.
- Có phương án, giải pháp, kế hoạch xử lý phế liệu nhập khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo chất thải từ hoạt động sản xuất đều được xử lý theo đúng quy định.
- Chấp hành tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
(Căn cứ vào điểm 1, Điều 4 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BTC-BTNMT)
b. Thương nhân nhập khẩu ủy thác phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận.
- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu phế liệu phải ghi rõ loại phế liệu nhập khẩu và thành phần phế liệu nhập khẩu phù hợp với Giấy chứng nhận được cấp.
- Phế liệu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Hợp đồng nhập khẩu phế liệu phải ghi rõ nguồn gốc, thành phần phế liệu nhập khẩu phù hợp với hợp đồng ủy thác nhập khẩu và cam kết tái xuất phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu về đến cửa khẩu nhưng không đạt các yêu cầu theo quy định tại Thông tư Liên tịch 34/2012/TTLT- BCT-BTNMT.
(Căn cứ vào điểm 2, Điều 4 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BTC-BTNMT)
2. Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu
Trước hết, phế liệu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do chính Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Bên cạnh đó, cần phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường về phế liệu nhập khẩu hoặc những yêu cầu về mô tả phế liệu tương ứng thuộc Danh mục các phế liệu được phép nhập khẩu.
Tuy nhiên, đối với các loại phế liệu mới phát sinh do nhu cầu sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất nhưng không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét và cân nhắc từng trường hợp một cách cụ thể để bổ sung vào Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.
(Căn cứ Điều 5, Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BTC-BTNMT)

Thủ tục nhập khẩu theo quy định
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận nhập khẩu phế liệu
- Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu tại Phụ lục 1)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc có thể Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y của bản chính).
- Các tài liệu khác: Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quyết định phê duyệt hoặc là Giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y của bản chính); Giấy xác nhận hoặc là Thông báo chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Kết quả giám sát chất lượng môi trường: kết quả phải là lần gần nhất của cơ sở sản xuất, không quá 6 tháng tính đến ngày đề nghị cấp Giấy chứng nhận (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản gốc của thương nhân).
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
(Căn cứ vào Điều 7 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BTC-BTNMT)
2. Cơ quan và trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp khai báo và Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra quyết định thông quan theo quy định.
- Doanh nghiệp, cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan.
3. Cách thức thực hiện
Khai báo thông qua hệ thống thông quan điện tử trên chương trình Vnaccs/Vcis và thực hiện đầy đủ các bước theo chỉ định của hệ thống.
4. Thuế
- Thuế xuất nhập khẩu theo biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành.
- Thuế VAT theo Luật Thuế.
5. Những lưu ý mà thương nhân nhập khẩu phế liệu cần biết
- Phế liệu nhập khẩu cần được làm sạch với mục đích loại bỏ chất thải;
- Những loại vật phẩm, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu mà pháp luật Việt Nam quy định; các điều ước quốc tế mà tại đó nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Đã được lựa chọn và phân loại theo mã HS, mô tả phế liệu, tên phế liệu, thu mua phế liệu hợp kim, yêu cầu chất lượng phù hợp với quy định tại các Danh mục, bao gồm:
Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài: nguyên liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất theo Quyết định 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Danh mục phế liệu thu được trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất được phép nhập khẩu vào nội địa với mục đích làm nguyên liệu sản xuất được ban hành tại Phụ lục II kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT vào 28/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

XEM THÊM: Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo QĐ 28/2020/QQD-TTg
Với những chia sẻ về điều kiện và thủ tục nhập khẩu phế liệu được JES chia sẻ trên đây. Hy vọng các thương nhân đã hiểu hơn về Luật Việt Nam trong lĩnh vực thu mua phế liệu.