
Hợp đồng mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp luật không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi tìm đến bài viết này. Để không làm bạn đọc hụt hẫng hay loay hoay tìm câu trả lời xác thực từ nhiều nguồn trang khác nhau. Hôm nay JES sẽ mang đến cho bạn đọc câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất.
Hợp đồng mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp luật hay không?
Điều kiện thực hiện mua bán đất đai
Căn cứ vào quy định tại Luật đất đai 2013 có quy định về điều kiện thực hiện giao dịch, hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để biết thêm về vấn đề hợp đồng mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp luật hay không? Cụ thể:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và các trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên nhằm bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Quy định về tính pháp lý của hợp đồng mua bán đất đai
- Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về hợp đồng mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp luật hay không?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp, tặng cho,góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.
- Theo đó, tại Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Như vậy, hơp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực nên bị vô hiệu vì không tuân thủ về mặt hình thức.
- Đồng thời, quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì bị vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo đúng quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng theo quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất được hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định về bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất được hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng và chứng thực.”
Xử lý thế nào với hành vi gian dối trong hợp đồng mua bán đất đai?
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa và cưỡng ép
Được quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp luật hay không?
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc là bị đe dọa, cưỡng ép thì được quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là một hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm mục đích làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã thực hiện xác lập giao dịch đó.
Đe dọa và cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc là người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc là của người thân thích của mình.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự bị vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì có thể quy ra trị giá bằng tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi và lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì cần phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu cần liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
XEM THÊM: Quy trình, mua bán chuyển nhượng đất đai hợp pháp
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Hợp đồng mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp luật không? Hy vọng với bài chia sẻ trên đây, sẽ làm cho bạn đọc tìm được câu trả lời cho chính mình.