Hội chứng ống cổ tay – Nguyên nhân và hướng điều trị

0
1113
Hội chứng ống cổ tay - Nguyên nhân và hướng điều trị

Hội chứng ống cổ tay tên tiếng Anh là Carpal Tunnel Syndrome là một trong những hội chứng về xương phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguồn gốc gây ra chứng bệnh này và hướng điều trị tham khảo sao cho phù hợp.

Nguyên nhân của hội chứng cổ tay

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến như:

  • Di truyền
  • Vận động bàn tay, cổ tay nhiều, cùng một động tác (đánh máy, sử dụng chuột máy tính…)
  • Phụ nữ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn (gấp 3 lần) so với nam giới
  • Phụ nữ mang thai thường mắc hội chứng ống cổ tay vì nội tiết tố thay đổi và cơ thể của họ tích trữ dịch nhiều hơn
  • Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay
  • Hội chứng ống cổ tay còn hay gặp trong các chứng viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường, nhiễm độc rượu mạn tính, suy giáp, rối loạn cơ và xương,…

Dấu hiệu nhận biết

  • Cảm thấy đau, ngứa ran, tê ở cổ tay, bàn tay, ngón tay
  • Thường hay làm rơi đồ vật
  • Các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi gập cổ tay, bắt tay hoặc khi bàn tay bị siết chặt.
  • Một số trường hợp còn cảm thấy khó chịu ở phần trên cánh tay và vai.
  • Các triệu chứng thường chuyển biến nặng hơn vào ban đêm

Hướng điều trị

1. Điều trị không phẫu thuật

1.1 Giằng hoặc nẹp

Đeo nẹp khi ngủ giúp giữ cổ tay ở tư thế thẳng, giảm áp lực lên các dây thần kinh trong ống cổ tay. Cũng có thể đeo nẹp trong sinh hoạt thường ngày để tránh làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện các loại vận động mạnh cần sử dụng cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay - Nguyên nhân và hướng điều trị

1.2 Tiêm Corticosteroid

Tiêm Corticosteroid vào ống cổ tay là một cách phổ biến trong chữa trị hội chứng ống cổ tay chống tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời làm giảm các triệu chứng đau đớn hoặc giảm bùng phát các triệu chứng.

1.3 Các bài tập trượt thần kinh

Các bài tập giúp dây thần kinh giữa di chuyển tự do hơn trong giới hạn của ống cổ tay có thể làm giảm đau đớn. Tuy nhiên, các bài tập cụ thể cần phải được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu.

2. Điều trị phẫu thuật

Tùy trường hợp và mức độ nghiêm trọng của hội chứng ống cổ tay mà phải tiến hành phẫu thuật.

2.1 Mổ mở giải phóng ống cổ tay

Theo phương pháp này, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ chia dây chằng cổ tay ngang ngang (mái của đường hầm cổ tay). Điều này làm tăng kích thước của đường hầm và giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.

2.2 Nội soi đường hầm cổ tay

Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ tạo một hoặc hai vết rạch nhỏ – được gọi là cổng vào. Sau đó sử dụng máy ảnh thu nhỏ  để nhìn thấy bên trong bàn tay và cổ tay của bạn. Thủ thuật chi dây chằng cổ tay ngang tương tự như giải phóng ống cổ tay mở.
Hội chứng ống cổ tay - Nguyên nhân và hướng điều trị
 

Hồi phục sau khi điều trị hội chứng ống cổ tay

Nếu bạn điều trị bệnh mà không cần đến phẫu thuật, sau khi hồi phục, cần để ý:

  • Thay đổi những thói quen gây bệnh
  • Tháo thanh nẹp cổ tay ra trong một thời gian ngắn nếu bạn đã đeo nó cả ngày
  • Không tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ bớt thuốc trong toa được kê

Nếu bạn chữa hội chứng ống cổ tay bằng phương pháp phẫu thuật, cần lưu ý:

  • Ghi nhớ và sắp xếp thời gian tái khám
  • Khi ngủ hãy đặt cẳng tay và cổ tay cao hơn thân mình để giúp giảm sưng, phù nề
  • Thực hiện đều đặn bài tập vật lý trị liệu được hướng dẫn
  • Nếu gặp tình trạng đau do vết thương phẫu thuật, có thể uống thuốc giảm đau thông thường

Ngoài ra, tái khám ngay khi có những triệu chứng bất thường sau đây:

  • Sốt
  • Đau, sưng viêm xung quanh vết mổ
  • Chảy máu hoặc dịch mủ từ vết mổ

Hi vọng những thông tin về hội chứng ống cổ tay trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này, từ đó tìm được cách ngăn chặn hay hướng điều trị phù hợp.

5/5 - (100 bình chọn)