Học luật cần những tố chất nào

0
4764
sinh viên luật

Một khi bạn chọn một ngành học thì ngành đó phải tạo cho bạn sự đam mê thích thú và hơn nữa là bạn có thể dùng chính cái nghề của mình để nuôi sống bản thân. Đối với những sinh viên luật hay những người làm việc trong các lĩnh vực pháp luật họ luôn chuẩn bị cho mình một tư duy sẵn có.
Nếu các ngành khác bạn vô tình lựa chọn chọn phải thì bạn có thể cố gắng và trau dồi nhưng riêng với ngành luật bạn không có sẵn một kỹ năng nhất định về các yếu tố cơ bản thì việc bạn trở thành một luật sư để cho tổ chức hay công ty tin tưởng là không bao giờ có.
Bởi chính lời nói của các bạn là quyền lợi chung của họ, một khi bạn không có đủ khả năng họ sẽ ngay lập tức đá bạn ra khỏi vị trí mà học cho là không xứng đáng. Vậy các bạn cần chuẩn bị những gì khi bước chân vào 1 văn phòng luật uy tín sau khi ra trường để nếm trải con đường nghề này.
Sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn về những tố chất của một sinh viên luật nên có.

học luật là 1 yếu tố gian khó

Những tố chất mà người học luật nên có

1. Phải công bằng, khách quan và trung thực

Đây là điều thiết mà bất cứ sinh viên luật nói riêng và tất cả con người trong  xã hội nói chung, nó quyết định cho việc bạn có trở thành 1 luật sư tài giỏi và luôn được mọi người tán thưởng hay là bị xã hội chê cười. Với nhiệm vụ bảo vệ công lý, bài trừ tội ác, vạch trần kẻ xấu khi giải quyết vấn đề bạn phải thật tỉnh táo, xác minh sự việc, tìm hiểu rõ ràng và đưa ra một kết luận khách quan để không gây thiệt hại cho 1 bên nào cả. Không vì những tác động bên ngoài mà làm việc trái với đạo lý, phá bỏ nghiêm ngặt của bản thân. Luôn luôn đề cao, tôn trọng, bảo vệ sự thật, không sợ hãi trước bất kỳ những mối đe dọa. Đã làm việc cho công lý thì chỉ có tiến tới chứ không có lùi lại.

2. Tự tin – Năng động

Trong 1 ngôi trường có hàng trăm, hàng nghìn bạn sinh viên vẫn đang như bạn, đang bước chân trên con đường của công lý. Trong họ luôn tràn đầy sự tham vọng, chỉ cần bạn bỏ lỡ họ sẽ ngay lập tức vượt mặt bạn. Hãy là một người đủ tự tin dù cho bạn có ở đâu, trước mặt bạn có bao nhiêu người và bạn đang nói về vấn đề gì? Hãy xem đó như là một buổi tập dượt cho tương lai của mình.  Cơ hội nó không tự đến mà còn dựa vào việc mình có tìm nó hay không? Hãy tự tìm kiếm cho mình một cơ hội và thử sức với nó, đừng ngần ngại vì bản thân chưa đủ giỏi mà phải nghĩ rằng mình sẽ làm được. Hãy tham gia các câu lạc bộ phù hợp với mình, giúp bản thân trong việc giao tiếp, học hỏi và chọn đó là nơi giúp bạn xóa bỏ đi những áp lực khi có.

học luật
học luật chưa bao giờ là dễ dàng

3. Có lập trường – Thích tranh luận

Khi tất cả mọi người và ngay cả bạn đều đưa ra những ý kiến mà mình cho là đúng thì tuy nhiên sẽ có 1 số ý kiến, hay một số người không đồng tình với ý kiến của bạn và ngược lại. Thì đương nhiên bạn phải bảo vệ và đưa ra lập luận để thuyết phục mọi người rằng ý kiến của mình là đúng. Nhất định bạn giữ vững lập trường của mình và không lung lay trước bất kỳ một ý kiến nào.Tuy nhiên tranh luận với một tâm lý học hỏi và trao đổi ý kiến chứ không phải phân định người giỏi người kém. Các bạn nên hiểu tranh luận nói cũng như các cuộc cãi nhau, chỉ cần bạn nói có lý thì bạn đúng, còn khi bạn không có lập luận để thuyết phục đối phương thì là bạn sai. Hãy bảo vệ và lý giải quan điểm của mình dựa trên sự khiêm tốn và hiểu biết.

4. Giỏi hòa giải

Là một luật sư tương lai Không những tranh luận mà còn phải là người biết dung hòa không để mọi chuyện, mọi lời nói đi quá xa. Nếu trước đây bạn là một người chuyên đứng ra để hòa giải cho mọi cuộc tranh luận thì ắt bạn là một người rất cẩn trọng. Bạn biết nói khi nào?, dừng khi nào? Điều này rất cần thiết với 1 cương vị là luật sư bạn có thể giúp đỡ đồng nghiệp hay đối tác của mình hòa giải với nhau dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau.

5. Có một trí nhớ tốt

Ngành luật là bao gồm tất cả mọi điều khoản về luật, điều khoản, các chương, quy trình, và các thủ tục tố tụng. Chỉ có khi ghi nhớ được mọi thứ bạn mới có thể ứng biến một cách tốt nhất khi gặp vấn đề và nó sẽ là căn cứ lý lẽ vững chắc nhất của mình. Đòi hỏi phải chi tiết, rõ ràng, chỉ cần 1 sai sót nhẹ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành pháp luật và sẽ ảnh hưởng đến cả bạn.

6. Đam mê với nghề

Học Luật chưa bao giờ  là dễ dàng cả – nếu không muốn nói, đây là một trong những ngành học khó nhất hiện nay. Học Luật các bạn sẽ biết rằng ngành Luật là một lĩnh vực lao động trí óc gian khổ, lao động đó đòi hỏi phải huy động, tập hợp rất nhiều tố chất trong một con người như sự tinh tường về pháp luật.
sinh viên luật
Đòi hỏi cần có sự am hiểu về thực tế xã hội, sự hiểu biết về tâm lý con người, sự lịch lãm của văn hoá tố tụng, có sự nhạy bén về chính trị, giàu lòng nhân ái, có bản lĩnh chính trị và phải có một trình độ nghề nghiệp cao.
Để bước chân vò 1 văn phòng luật sau khi ra nghề, việc bạn cần làm từ bây giờ là không ngừng học hỏi. Cố hết mình thôi chưa đủ, cần làm hết sức nữa.
Trong bất cứ một ngành học nào cũng đòi hỏi những kỹ năng vốn có, chỉ khi bạn cảm thấy mình đủ khả năng bạn mới có tự tin quyết định con đường của mình. Hãy là một người sáng suốt và tự ý thức được mình thích gì và muốn làm gì?
 

5/5 - (100 bình chọn)