
Đương quy là cái nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc Đông y dùng để chữa bệnh hay tăng cường sức khỏe. Bên cạnh sâm ngọc linh, tam thất,… đương quy cũng quý hiếm không kém. Theo dõi bài viết để biết thêm công dụng của loài sâm này và dùng sao để phát huy tối đa hiệu quả của chúng.
Giới thiệu chung về cây đương quy
Đương quy có tên khoa học Angelica Sinensis, là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Cây cao chừng 40-80cm, thân nhỏ màu tím có rãnh dọc, sống lâu năm. Hoa màu xanh trắng hợp thành cụm hoa tán kép từ 12-40 bông. Quả bế có rìa, màu tím nhạt.
Rễ cây đương quy dài từ 10 đến 20cm, gồm nhiều nhánh, mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Có mùi thơm, vị ngọt, cay, hơi đắng. Cây từ lâu đã được trồng phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên. Một số tỉnh thành Việt Nam như Lào Cai, Đắk Lắk, Hà Giang,… cũng có trồng loại cây này nhưng phải biết lựa chọn thời vụ hợp lí sao cho thời gian gieo hạt và sinh trưởng của cây trùng với thời gian có nhiệt độ thấp trong năm.
Đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu năm thứ 4 tính từ lúc gieo hạt. Bộ phận dùng làm thuốc của đương quy là phần củ và rễ cây. Cây có tuổi thọ càng cao thì dược tính càng nhiều, càng tốt.
Sơ chế đương quy đúng cách
Biết cách sơ chế đương quy mới phát huy hết công dụng của nó trong việc phòng, chữa bệnh và các triệu chứng khác. Trước hết, đem đương quy sau khi thu hái rửa sạch để loại bỏ đất cát, bụi bẩn. Sau đó cắt bỏ phần rễ con xung quanh. Cuối cùng, phơi trong bóng râm hoặc sấy lửa nhẹ cho khô rồi cho vào túi nilon, cột kín miệng.
Lưu ý: Bảo quản ở nơi khô ráo, độ ẩm không quá 15%
Công dụng của đương quy và liều dùng
Đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26 – 0,42%, trong đó có 40% là các acid tự do. Đây cũng là thành phần hóa học chính quyết định tác dụng dược lý của loái sâm quý này. Bên cạnh tinh dầu, đương quy còn có các hợp chất khác như vitamin E, B1, B12, acid amin, sterol, courmarin, polysachrid, polyacetylen, sacharid, brefeldin,… và một số nguyên tố vi lượng khác như canxi, nhôm, kẽm, đồng, magie,…
Tùy vào mục đích chữa bệnh mà có những cách bào chế đương quy khác nhau. Phổ biến nhất là dạng thuốc sắc, tán thành viên uống và ngâm rượu.
- Thuốc sắc: chia làm 2 lần, uống từ 5-15g/ngày (tùy vào từng bài thuốc sẽ có liều dùng riêng)
- Dạng viên uống: uống từ 4 đến 7 ngày
- Ngâm rượu: uống 3 lần/ngày, mỗi lần 10ml
Tác dụng dược lí
Theo y học cổ truyền, đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, có mùi thơm, có tính ấm. Đương quy có nhiều tác dụng đối với phụ nữ: giảm đau bụng kinh, tắt kinh, bổ huyết hoạt huyết, giảm các bệnh thai tiền sản hậu, chấn thương do té ngã, đau tê chân tay, mụn nhọt, lở loét, táo bón kinh niên.
Theo y học hiện đại, đương quy có tác dụng co thắt và thư giãn tử cung. Nó đóng vai trò như chất kháng viêm giúp làm giảm triệu chứng đau bụng kinh.
Bổ máu
Chuẩn bị: 8g đương quy, đại táo, quế chi, sinh khương, 6g mỗi vị; 10g bạch thược; 50g đường phèn
Cách dùng:
Bước 1: Cho các vị thuốc vào ấm và tiến hành sắc cùng 800ml nước trên lửa nhỏ. Đun đến khi còn 300ml
Bước 2: Thêm đường phèn
Chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng một thang với liều lượng như trên.
Chữa triệu chứng mặt đỏ, nhức đầu, đau mình
Chuẩn bị: đương quy, nhục quế 12g mỗi vị; 20g thục địa; chích thảo, can khương 8g mỗi vị
Cách dùng:
Bước 1: Cho tất cả vào ấm rồi đổ 800ml nước vào, đun trên lửa nhỏ
Bước 2: Tắt bếp khi lượng nước còn phân nửa
Chia thuốc làm 2 lần uống và dùng 1 thang/ngày.
Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu
Chuẩn bị: 16g đương quy, 12g thục địa, 8g bạch thược, 6g xuyên khung
Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc chung với 800ml nước, đun đến khi còn 300ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống/ngày.
Giải cảm, giảm cơn sốt ở trẻ em
Chuẩn bị: đương quy, sa sâm 4g mỗi vị; 8g sinh địa; 3g bạch thược; xuyên khung, tiêu khương 2g mỗi vị; 10 sợi cỏ bắc.
Cách dùng: Cho tất vào ấm sắc với khoảng 1 lít nước trên lửa nhỏ. Tắt bếp khi lượng nước thuốc còn khoảng 300ml. Chia làm 3 lần uống/ngày trước mỗi bữa ăn, uống 1 thang/ngày.
Suy nhược tâm thần
Chuẩn bị: đương quy, nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, viễn chí, xà sang, phụ tử chế 6g mỗi vị; toan táo nhân, khởi tử, bạch chỉ 9g mỗi vị.
Cách dùng: Cho các vị thuốc trên vào ấm rồi cho 800ml vào sắc trên lửa nhỏ. Đun đến khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Sau đó, chia làm 3 lần uống/ngày, mỗi ngày chỉ được uống 1 thang.
Chữa cao huyết áp
Chuẩn bị: đương quy, sinh địa, đẳng sâm nam 10g mỗi vị; trắc bách, táo chua, phục linh, vỏ trai 16g mỗi vị; 6g vân mộc hương và 3g hoàng liên.
Cách dùng: Đem tất cả vị thuốc cho vào ấm rồi đun trên lửa nhỏ với 1 lít nước. Lượng nước rút còn 300ml thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 lần uống trong 3 ngày. Hâm nóng thuốc trước khi uống
Chữa táo bón, huyết nhiệt
Chuẩn bị: đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân 4g mỗi vị; sinh địa, thăng ma 3g mỗi vị và 1g hồng hoa.
Cách dùng: Cho 600ml nước vào ấm, sắc chung với các loại thuốc trên. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn phân nửa thì ngưng. Chia lượng nước thuốc thu được làm 3 lần uống/ngày. Mỗi ngày chỉ được dùng một thang. Uống thuốc khi thuốc còn ấm.
Chữa rong kinh hay sảy thai ra máu
Chuẩn bị: đương quy, sinh địa 12g mỗi vị; 16g bạch thược; xuyên khung, a giao, cam thảo, ngải diệp 8g mỗi vị
Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên trong 1 lít nước, bật lửa nhỏ. Khi lượng nước rút xuống còn phân nửa thì tắt bếp. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang thuốc và chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Chữa lao phổi
Chuẩn bị: đương quy, sinh địa, nhân sâm, phục linh, bạ mơ, bạch thược, quả táo chua, cam thảo, dầu hạt mơ 1g mỗi vị và 5g ngũ vị tử
Cách dùng: cho các vị thuốc vào ấm, sắc trên lửa nhỏ với 600ml nước cho đến khi còn 200ml thì ngưng. Chia thuốc làm 2 lần uống/ngày và sử dụng với liều lượng 1thang/ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Chuẩn bị: đương quy, bạch thược, gừng 10g mỗi vị; vân mộc hương, đinh hương 4g mỗi vị; 16g phụ tử chế
Cách dùng:
Bước 1: Đun sôi riêng phụ tử chế với nước trong vòng 2 tiếng
Bước 2: Thêm các vị thuốc còn lại vào, đun sôi thêm 30 phút. Đun trên lửa nhỏ
Bước 3: Lọc qua rây để loại bỏ bã
Chia nước thuốc thành 3 lần uống/ngày. Mỗi lần chỉ uống 100ml.
Lưu ý: Sau khi uống thuốc 3 tiếng không ăn trứng gà hoặc những loại thức ăn lạnh, chua.
Những lưu ý khi sử dụng
Đối tượng nên sử dụng đương quy
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
- Phụ nữ sau khi sinh
- Người bị huyết áp thấp hay huyết áp cao
- Đối tượng cả khí và huyết đều kém, người mệt mỏi
- Người gầy yếu, kém ăn, kém ngủ
- Người bị thiếu máu, tái da, xanh xao
- Trẻ em bị cảm mạo phát sốt
- Bệnh nhân với bệnh lý như phong tê thấp, đau nhức xương khớp
- Người bị tiêu hóa kém do tỳ hư, lao phổi, táo bón
Đối tượng không nên sử dụng đương quy
- Phụ nữ có kế hoạch sinh con
- Phụ nữ đang trong thai kỳ
- Người bị tiểu đường
- Người có bệnh: rối loạn máu, viêm loét đường tiêu hóa, tiêu chảy
Một số lưu ý khác
- Tránh dùng đương quy với thuốc đông máu
- Để tránh hiện tượng gây hoạt tràng, đại tiện lỏng, cần sơ chế kĩ để giảm tính nhuận hoạt của vị thuốc
Đương quy là bài thuốc phổ biến chữa trị hiệu quả nhiều bệnh trong Đông y, tuy nhiên, cũng như các vị thuốc khác, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tránh “tiền mất tật mang”.