
Tình trạng đau nhức xương khớp ngày nay càng trở nên phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là mỗi khi thời tiết trở lạnh đột ngột. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Để hiểu rõ hơn về bệnh đau nhức xương khớp mời các bạn tìm hiểu trong bài viết “Đau nhức xương khớp là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị” sau đây.
Đau nhức xương khớp là bệnh gì?
Dựa vào giải phẫu, cấu tạo phần khung xương của người được hình thành từ nhiều loại xương và khớp. Trong đó có 3 thể khớp: khớp động (tay, chân), khớp bán động (cột sống), khớp bất động (hộp sọ). Do sự ảnh hưởng của áp lực sinh ra khi chúng ta vận động, lao động, di chuyển… mà khớp động và khớp bán động bước vào giai đoạn lão hóa và suy yếu nhanh hơn. Tình trạng này có thể có mối liên hệ trực tiếp tới yếu tố tuổi tác hoặc không nhưng nó sẽ gây ra các cơn đau nhức xương khớp với nhiều cấp độ khác nhau.
Trong các khớp dễ thoái hóa tổn thương thì có khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp đầu gối, bàn chân, khuỷu tay, khớp háng… Vậy có những bệnh lý nào có thể là nguyên nhân đằng sau gây ra các cơn đau nhức xương khớp này?
Đau nhức xương khớp – dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
1. Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh lý hàng đầu gây ra những cơn đau nhức xương khớp ở nhiều cấp độ. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn, tổn thương.
Đặc điểm của bệnh thoái hóa khớp là thường có cường độ đau tăng mỗi khi vận động, cơn đau giảm nếu được nghỉ ngơi, cơn đau nghiêm trọng nhất vào những hôm trời lạnh hay thời tiết thay đổi đột ngột; có biểu hiện đau nhức xương khớp và cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Cường độ cơn đau có thể đau dai dẳng âm ỉ hoặc cũng có thể đau dữ dội cấp tính. Nếu không khắc phục sớm các tổn thương sụn khớp thì có thể gây hạn chế vận động, làm khớp biến dạng, dẫn đến nguy cơ bị tàn phế.
2. Đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp
Đây là một bệnh lý mãn tính ở khớp, liên quan trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, gây phá hủy xương dưới sụn, sụn khớp nghiêm trọng nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh này đe dọa trực tiếp tới khả năng di chuyển, khả năng lao động của người bệnh.
Đặc điểm của viêm khớp dạng thấp là cơn đau nhức xương khớp có tính đối xứng nhau như đau khớp ngón tay, đau khớp gối. Ngoài cơn đau đớn hành hạ, người bệnh còn có biểu hiện bị sưng đỏ, phù và nóng tại khớp do có tình trạng viêm. Những người mắc viêm khớp dạng thấp lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến thể trạng khiến người mệt mỏi, sút cân, xanh xao, sốt…
3. Đau nhức xương khớp có thể do bệnh gút
Đây là bệnh lý xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin trong máu khi cơ thể thừa đạm quá mức. Bệnh này có đặc trưng là nóng đỏ, sưng phù, rất đau ở các khớp trên cơ thể, đặc biệt là khớp ngón chân, ngón tay, cổ chân, bàn tay hoặc khớp gối. Ngoài cơn đau nhức xương khớp dai dẳng, người bệnh còn kèm theo nhiều triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, sốt cao… Khi không được điều trị, bệnh gút có thể gây ra các biến dạng khớp vĩnh viễn.
4. Bệnh lao xương khớp
Bệnh này gây ra bởi vi trùng lao tấn công vào các khớp xương và gây ra các cơn đau nhức xương khớp kèm theo biểu hiện sưng khớp nhưng không nóng đỏ như viêm khớp. Lao xương khớp thường gặp ở các khớp xương lớn như khớp háng, khớp gối hay khớp cột sống. Bệnh này nếu không được điều trị sớm, để lâu có thể gây cản trở vận động, liệt chi, teo cơ.
5. Đau nhức xương khớp toàn thân do loãng xương
Loãng xương là tình trạng mật độ tế bào xương bị giảm nghiêm trọng khi tế bào mới sinh ra không đủ để thay thế cho các tế bào già bị đào thải. Loãng xương làm cho xương yếu, giòn, dễ gãy cùng hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: đau sâu ở trong xương, đau nhức xương khớp tại các đầu xương, khi đứng/ngồi lâu dễ đau mỏi dọc theo chiều dài xương, đau xương về đêm, có cảm giác châm chích toàn thân, giảm chiều cao cơ thể, cơ cứng cơ dọc cột sống…
Ngoài các bệnh lý kể trên, đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như: bệnh lyme, viêm khớp nhiễm trùng, bệnh lupus ban đỏ, bệnh lậu…
Triệu chứng của đau nhức xương khớp
Tùy vào từng bệnh lý mà cơn đau nhức xương khớp có thể kèm theo nhiều triệu chứng đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu rất chung có thể gặp trong mọi bệnh lý về đau xương khớp như:
- Cơn đau nhức xương khớp nhẹ với tần suất đau thưa thớt ở giai đoạn khởi phát.
- Cơn đau nhức xương khớp xuất hiện đột ngột thường là đau dữ dội vài giờ rồi tự hết, đôi lúc đau âm ỉ trong nhiều ngày;
- Tình trạng nặng hơn có thể gây ra cơn đau cấp tính với các triệu chứng kèm theo như: cơn đau nghiêm trọng hơn vào rạng sáng ngủ dậy, chiều tối hoặc ban đêm; đau nhức kèm theo tê bì chân tay, toàn thân nhức mỏi, đau nhức xương khớp mỗi khi đứng lâu hoặc ngồi lâu;
- Cảm giác đau nhói mỗi khi khuân vác nặng, làm việc quá sức; vùng đau sưng đỏ, buốt nóng, thậm chí tê không còn cảm giác;
- Đau cảm nhận rõ khi ấn vào điểm đau và nếu được nghỉ ngơi đủ thì thuyên giảm.
Trong thực tế, cơn đau nhức xương khớp thường xảy ra ở người từ 40 tuổi trở lên. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh, người trẻ trong độ tuổi lao động hay hoạt động mạnh cũng dễ bị đau xương khớp.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp
Theo y học cổ truyền thì đau nhức xương khớp nói riêng và các bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung đều bắt nguồn từ tà khí xâm nhập vào cơ thể, tấn công đến kinh lạc chiếu đến các khớp, cơ. Điều này làm cho khí huyết không được lưu thông, cơ thể suy giảm chức năng đề kháng và gây đau nhức, viêm sưng, thoái hóa.
Y học hiện đại thì đưa ra nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan gây ra đau nhức xương khớp nhưng nhìn chung vẫn là tình trạng dịch khớp, mật độ xương suy giảm hoặc do viêm sưng trong xương. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể được nhắc đến là:
- Tuổi tác cao là nguyên nhân làm cho khả năng tổng hợp tế bào mới trong cấu trúc xương, sụn, đĩa đệm và bao màng hoạt dịch suy giảm.
- Chấn thương do nhiều nguyên nhân gây viêm tại xương và sụn khớp.
- Mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương…
- Thời tiết thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu đến xương khớp gây nên cơn đau nhức xương khớp.
- Rối loạn chuyển hóa sinh ra do cơ thể thiếu canxi, thừa cân, bệnh đái tháo đường, bệnh gút…
- Sự ảnh hưởng của bia rượu, thuốc lá, chất kích thích tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Cách chữa đau nhức xương khớp tại nhà
Nếu tình trạng đau nhức xương khớp không quá nghiêm trọng với các cơn đau có thể chịu đựng được thì người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị tại nhà như:
1. Làm nóng khớp bằng cách vận động:
Vào những hôm trời trở lạnh mà cần phải ra ngoài thì nên vận động, đi lại nhẹ nhàng để các khớp được trơn tru, linh hoạt hơn. Một số bài tập yoga đơn giản giúp giảm cơn đau nhức xương khớp như tư thế rắn hổ mang, tư thế gập người, tư thế con mèo, đạp chân trên không trung cũng giúp làm nóng các khớp. Ngoài ra, nếu ngồi lâu, đứng lâu một chỗ không vận động thì cũng nên thực hiện các động tác đơn giản để làm trơn khớp và giúp giãn cơ.
2. Tắm nước ấm nóng
Đây là một phương pháp trị liệu có tác dụng giãn cơ, tăng lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể, thúc đẩy quá trình cân bằng nội mô trong xương khớp để giảm đau nhức xương khớp.
3. Làm ấm
Dùng túi chườm nóng để thúc đẩy tuần hoàn máu ở vùng khớp co cứng là liệu pháp giảm đau vừa hiệu quả vừa đơn giản. Ngoài ra, với người hay bị đau nhức xương khớp thì vào mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng tay, chân, cổ, ngực và bụng.
4. Thả lỏng, nghỉ ngơi nhiều hơn
Đơn giản hơn khi bạn bị đau nhức xương khớp thì đừng lo lắng thái quá vì stress cũng khiến bạn tập trung vào cơn đau, đồng thời cảm thấy đau nhức hơn. Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, nằm trên nệm, nghe nhạc nhẹ, nhắm mắt để cơ thể được thoải mái, các cơ khớp được giãn ra sẽ giúp quên đi tạm thời cơn đau khó chịu.
Bên cạnh đó, đau nhức xương khớp uống thuốc gì? Có lẽ thắc mắc này cũng được nhiều người quan tâm, bởi tính tiện lợi và đa năng mà nó mang đến. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về cách dùng và liều lượng để đạt được kết quả tốt nhất.
Tham khảo: 8 viên uống bổ xương khớp tốt nhất của Mỹ hiện nay
Ngày nay, đau nhức xương khớp dần trở nên phổ biến và để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm cho người bệnh. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích và có giá trị