
Bạn muốn tìm hiểu về vấn đề đau nhức trong xương ống chân, bạn không biết bệnh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh. Và đây có lẽ cũng là thắc mắc chung mà nhiều người đang gặp phải lúc này. Bởi đau nhức trong xương ống chân có thể xảy ra do chấn thương, va đập mạnh bởi tai nạn. Ngoài ra, tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan về xương khớp. Để giúp mọi người hiểu hơn về bệnh này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết ” Đau nhức trong xương ống chân là bệnh gì? Nguy hiểm không?” dưới đây.
Nguyên nhân đau nhức trong xương ống chân là gì?
1. Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu vitamin D và canxi) sẽ khiến hệ thống xương khớp lỏng lẻo, suy yếu, các khớp xương mau chóng bị bào mòn và thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp.
Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu canxi còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp, loãng xương. Từ đó, làm phát sinh ra tình trạng đau nhức trong xương ống chân.
2. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Xương ống chân có thể bị tổn thương và bộc phát cơn đau khi bạn duy trì những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học và không lành mạnh.
Những nguyên nhân gây đau nhức trong xương ống chân do thói quen sinh hoạt:
- Ngủ sai tư thế, chỉ nằm từ 1 – 2 tư thế trong lúc ngủ.
- Mang vác vật cồng kềnh không đúng cách.
- Đi lại quá nhiều hoặc ngồi xổm, đứng lâu một chỗ.
- Thường xuyên mang vác và bưng bê vật nặng.
- Không khởi động cẩn thận trước khi luyện tập thể dục.
- Luyện tập hoặc làm việc quá sức, dùng nhiều sức tại xương cẳng chân.
3. Chấn thương
Những chấn thương xương khớp bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao hoặc do té ngã, va đập mạnh cũng khiến xương ống chân bị tổn thương và hình thành cơn đau nhức trong xương ống chân.
Trong trường hợp bệnh nhân không có phương pháp xử lý thích hợp sớm, cơn đau xương ống chân sẽ xuất hiện dai dẳng, kéo dài và phát sinh nhiều vấn đề, bệnh lý ở xương khớp.
4. Thời tiết chuyển mùa
Thời tiết lạnh kéo dài hoặc đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh sẽ khiến cho mạch máu co lại, quá trình máu lưu thông bị cản trở. Từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn chất dinh dưỡng và máu cung cấp cho xương khớp.
Chính vì vậy, khi thời tiết lạnh kéo dài hoặc chuyển mùa sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng đau nhức xương ống chân kèm theo cảm giác châm chích, tê nhức khó chịu. Tuy nhiên cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng khi cơ thể của bạn thích nghi với sự thay đổi của thời tiết.
5. Sụn và xương phát triển quá nhanh
Sụn và xương có thể phát triển quá nhanh ở giai đoạn trẻ nhỏ và lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong khi đó các cơ bắp và phần mềm không thể phát triển nhanh và bắt kịp sự phát triển xương khớp dẫn đến khả năng đau nhức trong xương ống chân.
Đau nhức trong xương ống chân là bệnh gì?
1. Bệnh loãng xương
Tình trạng đau nhức trong xương ống chân có thể xuất hiện khi bạn bị loãng xương. Đây là một bệnh xương khớp nguy hiểm và phổ biến ở phụ nữ tuổi mãn kinh, người già.
Nguyên nhân khiến bệnh hình thành và phát triển là quá trình lão hóa xương khớp theo độ tuổi hoặc người bệnh có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Từ đó, làm giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn xốp dễ gãy.
Chính vì thế, những người bị loãng xương thường dễ bị gãy xương, chấn thương khớp khi có tác động mạnh từ va chạm hay tai nạn. Khi bị loãng xương người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau thường xuyên ở xương ống chân, xương chậu, xương cột sống…
Cơn đau do bệnh loãng xương gây ra thường kéo dài âm ỉ, mức độ đau nhức tăng lên khi vận động và di chuyển.
2. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Khi lượng nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đâu, chúng có thể chèn ép vào tủy sống, mạch máu và dây thần kinh dẫn đến đau nhức nghiêm trọng. Tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra có khả năng tăng mức độ nghiêm trọng, nhanh chóng lan rộng xuống vùng mông và di chuyển đến khớp ở hai chân. Vì vậy, đau nhức trong xương ống chân có thể xuất hiện khi bạn bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường kéo dài âm ỉ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị đau đột ngột và dữ dội. Ngoài tình trạng đau nhức, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn gây ra các triệu chứng khó chịu khác, bao gồm: Co cứng, yếu cơ hai bên chân, di chuyển khó khăn, thay đổi thói quen đi đại tiểu tiện.
3. Bệnh viêm đau khớp gối
Đau nhức trong xương ống chân là bệnh gì? Viêm đau khớp gối là một gợi ý. Bệnh lý này thường phát sinh khi xảy ra chấn thương ở đầu gối hoặc do tác động của hiện tượng tràn dịch khớp gối hay quá trình thoái hóa xương khớp.
Ngoài tình trạng đau trong xương ống chân, bệnh nhân bị viêm khớp gối còn có cảm giác tê và cứng khớp thường xuyên vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, hoặc khi vận động khớp xương phát ra tiếng kêu lắc rắc.
Khi viêm khớp gối bước qua giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể gặp nhiều khó khăn trong đi lại, vận động, không thể đứng thẳng hoặc co duỗi như bình thường. Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân có thể bị tàn phế và biến dạng khớp gối.
4. Bệnh gút
Bệnh gút là một trong các nguyên nhân phổ biến làm xảy ra cơn đau trong xương ống chân. Bệnh có thể hình thành và phát triển ở nhiều khớp cơ thể. Tuy nhiên khớp ngón chân, khớp ngón tay, mắt cá chân và khớp đầu gối là những vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì vậy, bệnh gút cũng làm xuất hiện tình trạng đau nhức xương ống chân mà bạn không nên chủ quan.
Bệnh gút thường khởi phát đột ngột. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có cảm giác sưng đau, nóng đỏ ở các khớp và gây đau đớn trong các ống xương. Với trường hợp bị nặng, axit uric lắng đọng và hình thành cục tophi ở khớp khiến khớp bị biến dạng, làm mất thẩm mỹ và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
5. Bệnh thoái hóa khớp
Tình trạng đau nhức trong xương ống chân là một trong các triệu chứng cảnh báo của bệnh thoái hóa khớp. Trong đó phổ biến nhất là bệnh thoái hóa khớp cổ chân, thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng.
Bệnh thoái hóa khớp hình thành khi lớp sụn trong khớp bị tổn thương, bị ăn mòn, dẫn đến hai đầu xương ma sát với nhau khi vận động và gây đau đớn. Cơn đau có thể lan tỏa từ khớp bị tổn thương đến cẳng chân khiến xương trong ống chân đau nhức và có dấu hiệu sưng viêm.
6. Bệnh ung thư xương
Khi bệnh ung thư xương xuất hiện có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức trong xương ống chân. Thông thường khi mắc bệnh, tình trạng đau nhức có thể phát sinh ở nhiều vị trí trong cơ thể. Ở trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị đau nhức toàn thân.
Ngoài triệu chứng đau nhức xương ống chân, người bị ung thư xương có thể bị khó ngủ, chán ăn, ăn không ngon miệng, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh, sưng đau các khớp…
7. Các bệnh lý ngoài khớp
Ngoài các bệnh về xương khớp trên, hiện tượng đau nhức trong xương ống chân còn phát sinh khi bạn mắc phải một trong các bệnh lý dưới đây:
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh xơ vữa động mạch.
- Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Đau nhức xương ống chân có nguy hiểm không?
Đa số tình trạng đau nhức trong xương ống chân thường không gây nguy hiểm. Tình trạng này có thể thuyên giảm nhanh chóng sau vài ngày chăm sóc.
Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, đau nhức trong xương ống chân là triệu chứng của nhiều bệnh lý trầm trọng và cần được khắc phục sớm. Bởi, nếu không kịp thời điều trị, khả năng vận động và đi lại của người bệnh sẽ bị suy giảm, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.
Chính vì thế, người bệnh đau xương ống chân cần đến chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời khi rơi vào một trong những trường hợp sau:
- Tình trạng đau nhức trong xương ống chân xuất hiện và kéo dài từ 5 ngày trở lên.
- Cơn đau xuất hiện với tình trạng co cứng, viêm và sưng đỏ các khớp.
- Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội liên tục 24 giờ.
- Đau nhức nghiêm trọng hơn khi vận động.
- Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển hoặc tham gia vào những hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Cách phòng chống đau nhức trong xương ống chân?
- Sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học: để xương ống chân và cơ bắp chân được thư giãn. Đồng thời, tránh làm việc quá sức hay mang vác nặng để hạn chế chế các cơn đau.
- Tập thể dục thường xuyên: cần khởi động kỹ lưỡng trước khi chơi thể thao hay tập luyện để tránh giãn cơ, căng cơ, trật khớp, bong gân… Lựa chọn các môn thể thao vừa sức để tập luyện, nên tập luyện đều đặn để xương khớp quen vận động.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: đặc biệt là vitamin D (có trong nấm, phomat, cá, trứng…), protein (có nhiều trong trứng, hải sản, súp lơ, sữa, quả chà là, chuối…) và các khoáng chất như canxi (có nhiều trong đâu phụ, hải sản, ngũ cốc, các loại hạt, sữa và chế phẩm từ sữa…), sắt (có nhiều trong củ cải đỏ, rau chân vịt, dưa hấu, gà, gan động vật…), magie (có nhiều trong lúa mì, gạo, yến mạch, hạt điều, hạt hạnh nhân, các loại thảo mộc khô, sôcôla đen, bột ca cao…). Đồng thời hạn chế sử dụng các thực phẩm mà đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì để tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Hạn chế sử dụng chất khích thích: rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích gây hại khác.
Nếu thấy cơn đau nhức trong xương ống chân kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn, bạn nên đi khám tại chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về các viên uống bổ xương khớp.
XEM THÊM: Top 8 viên thuốc bổ xương khớp của Mỹ tốt nhất
Đau nhức trong xương ống chân sẽ trở nên nguy hiểm nếu bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có định hướng riêng trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, đặc biệt là về xương khớp.