
Đau nhức khớp gối có thể liên quan đến chấn thương, các loại viêm xương khớp và một số vấn đề sức khỏe khác. Mặc dù có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng hầu hết các trường hợp đau khớp gối đều có thể điều trị được. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Đau nhức khớp gối là bệnh gì?
Đau nhức khớp gối là dấu hiệu cho thấy xuất hiện tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các gân, sụn, dây chằng, mô mềm và túi hoạt dịch. Trong đó, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa: phần trên của xương chày (mâm chày) với phần dưới của xương lồi cầu đùi và mặt sau của xương bánh chè (che chở cho mặt trước của khớp gối).
Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và là một trong các khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị áp lực và tổn thương.
Đau nhức đầu gối xảy ra khá phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng tới vận động, khiến người bệnh khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống, công việc của họ. Không chỉ là cơn đau khớp gối thông thường, đau nhức khớp gối cũng có thể là một sự cảnh báo về những căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm.
Nguyên nhân gây đau khớp gối
Khớp gối là một cấu trúc phức tạp bao gồm 3 xương chính, các dây chằng, gân và sụn. Do đó, đau nhức khớp gối có thể liên quan đến tổn thương hoặc bệnh có liên quan khác. Nếu người bệnh bị đau khớp gối, các nguyên nhân phổ biến có thể thường gặp bao gồm:
1. Chấn thương khớp gối
Chấn thương đầu gối có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng, gân hoặc các sụn ở đầu gối và gây cơn đau khớp gối. Các chấn thương phổ biến thường gồm có:
- Gãy xương
Xương đầu gối bao gồm xương ống chân, xương đùi và xương bánh chè. Trong một số trường hợp xương bánh chè ở đầu gối có thể bị nứt vỡ, gãy trong các tai nạn, va chạm mạnh hoặc té ngã. Bên cạnh đó, những người bị loãng xương, xương yếu cũng có thể bị gãy xương đầu gối khi chỉ bước đi sai tư thế.
- Trật xương khớp gối
Đây là tình trạng xương bánh chè tại khớp gối trượt ra khỏi vị trí ban đầu, thường là ở bên ngoài khớp gối và gây ra tình trạng đau nhức khớp gối.
- Viêm gân bánh chè
Viêm gân bánh chè là tình trạng kích thích và viêm ở một hoặc nhiều gân tại khớp gối và dẫn đến đau nhức khớp gối. Tình trạng này thường phổ biến ở những người vận động viên đi xe đạp, chạy bộ hoặc những người tham gia vào các môn thể thao nhảy xa, nhảy cao.
2. Viêm khớp gối
Có nhiều loại viêm khớp khác nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp gối với 3 loại phổ biến nhất bao gồm:
- Thoái hóa khớp gối
Đây là tình trạng hao mòn tự nhiên các sụn ở đầu gối khi cơ thể lão hóa, thường gặp phổ biến ở người trên 50 tuổi. Khi sụn khi tổn thương, hao mòn sẽ dẫn đến những cơn đau tăng dần theo thời gian, từ đau âm ỉ tới đau liên tục mà khó kiểm soát được.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
Trong một số trường hợp, khớp gối có thể bị nhiễm trùng dẫn tới sưng, đỏ và đau. Đây là bệnh lý cần được điều trị sớm và phù hợp để tránh gây tổn thương trên sụn đầu gối và gây ra các biến chứng đau nhức khớp gối nghiêm trọng hơn.
- Viêm khớp dạng thấp
Đây là một bệnh tự miễn, theo đó hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào một số khớp trong cơ thể, bao gồm khớp gối. Tình trạng này dẫn đến sưng đỏ và đau khớp gối. Đau nhức khớp gối do viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng được cải thiện khi người bệnh vận động.
3. Bệnh Gout
Bệnh Gout có thể gây nóng, sưng, đỏ và đau ở các khớp. Mặc dù không phổ biến những các triệu chứng Gout cũng có thể ảnh hưởng đến khớp gối và gây đau nhức khớp gối nghiêm trọng.
Các triệu chứng Gout là kết quả của sự tích tụ những tinh thể Axit Uric trong khớp. Những tinh thể siêu nhỏ này tích tụ trong các mô mềm của khớp, gây đau nhức, khó chịu cũng như khiến khớp sưng, đỏ và có cảm giác nóng rát, nhức nhói.
4. Hoại tử vô mạch ở đầu gối
Hoại tử vô mạch là tình trạng mô xương bị chết do thiếu nguồn máu cung cấp. Nếu tình trạng này xảy ra ở đầu gối, người bệnh có thể bị sưng khớp gối và cảm thấy đau dữ dội ở bên trong khớp gối. Một số trường hợp người bệnh cũng bị đau khi duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối.
Hoại tử vô mạch ở khớp gối không phổ biến và thường xuất hiện sau chấn thương. Tuy nhiên, các người loãng xương hoặc có những bệnh xương khớp khác cũng có thể gặp tình trạng đau nhức khớp gối mà không trải qua chấn thương.
5. Các yếu tố rủi ro khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, đôi khi đau khớp gối có thể liên quan tới một số nguyên nhân như:
- Béo phì hoặc thừa cân
Tình trạng này có thể gây căng thẳng cho các khớp gối ngay cả trong những hoạt động bình thường như lên xuống cầu thang hoặc đi bộ. Ngoài ra, béo phì cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp và làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.
- Khớp gối thiếu linh hoạt
Cơ bắp và khớp mạnh mẽ giúp ổn định và bảo vệ khớp gối chuyển động linh hoạt. Do đó, thiếu sức mạnh hoặc sự linh hoạt tại khớp gối có thể dẫn đến các cơ đau nhức khớp gối và làm tăng nguy cơ chấn thương.
- Một số môn thể thao hoặc tính chất nghề nghiệp
Một số môn thể thao có thể gây căng thẳng, áp lực cho khớp gối như bóng rổ, trượt tuyết… có thể làm tăng nguy cơ đau khớp gối. Ngoài ra, những công việc đòi hỏi sự căng thẳng thường xuyên ở khớp gối như xây dựng cũng làm tăng nguy cơ đau nhức khớp gối.
Các biện pháp chăm sóc khi đau khớp gối tại nhà
Không phải hầu hết các trường hợp đau khớp gối đều nghiêm trọng. Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc khớp gối tại nhà để cải thiện các triệu chứng đau khớp gối. Các biện pháp tự chăm sóc phổ biến gồm có:
1. Dành thời gian nghỉ ngơi
Người bệnh cần hạn chế các hoạt động căng thẳng trên đầu gối cho đến khi tình trạng đau nhức khớp gối giảm hẳn. Người bệnh có thể cần 1 – 2 ngày nghỉ ngơi cho các chấn thương nhẹ. Tuy nhiên, đối với các chấn thương nghiêm trọng có thể cần nhiều thời gian hơn hoặc áp dụng biện pháp điều trị y tế.
2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Nhiệt độ có thể giúp bạn giảm đau nhức khớp gối do viêm khớp. Nhiệt độ cao có thể giúp các khớp xương thư giãn và cải thiện tình trạng cứng khớp. Trong khi đó, chườm lạnh có thể giảm đau, giảm viêm và sưng.
3. Xoa bóp, massage khớp gối
Tác động lên cơ giúp cơ thư giãn, giảm tình trạng cơ co cứng, giúp người bệnh bớt đau nhức. Phương pháp này còn hỗ trợ lưu thông khí huyết, giúp nước, dưỡng chất được vận chuyển đến nuôi dưỡng, phục sụn khớp nhanh hơn.
4. Giảm áp lực cho khớp gối
Nếu đang trong tình trạng béo phì, thừa cân, người bị đau khớp gối nên tiến hành giảm cân để giúp giảm trọng lượng đè lên khớp.
Người bệnh cần sử dụng giày có đệm chân và di chuyển ở nơi bằng phẳng để hỗ trợ đầu gối và bàn chân. Điều này có thể hạn chế các cơn đau gối và không làm tình trạng đau xương khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh ngủ nằm nghiêng, sử dụng gối đặt ở hai bên cơ thể để tránh người nghiêng sang hai bên. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen ngủ nghiêng, có thể đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giảm áp lực.
5. Vận động, tập thể dục vừa sức, thường xuyên
Khi xương khớp đã được phục hồi bình thường, người bệnh cần tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn nhưng phải vừa sức. Vận động giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa, teo cơ, teo xương, giúp các mô, sụn, xương hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng tăng cường sức mạnh của cơ bắp và hạn chế đau nhức khớp gối.
Mục hỏi đáp liên quan đến đau nhức khớp gối
1. Đau khớp gối khi nào cần đi khám bác sĩ?
Một chấn thương đầu gối từ va chạm, tại nạn, té ngã có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong một số trường hợp, rách đầu gối, sưng, có vết cắt sâu hoặc khi người bệnh gặp khó khăn trong sử dụng chân, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngoài ra, đối với các trường hợp đau nhức khớp gối khác, người bệnh cần đến bệnh viện nếu:
- Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian
- Tình trạng đau khớp gối diễn ra trong thời gian dài hoặc tái phát thường xuyên
- Cơn đau khớp gối gây ảnh hưởng đến những hoạt động hàng ngày
2. Đau khớp gối có phải là thoái hóa khớp gối không?
Đau nhức đầu gối là triệu chứng thường gặp nhất và cũng là triệu chứng đau gối đầu tiên nhất, dai dẳng nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Đau xuất hiện: sau khi thay đổi thời tiết, sau vận động mạnh. Người bệnh có thể đau từng đợt hay đau liên tục, dai dẳng với cường độ thay đỗi. Ngoài đau đầu gối còn nhiều triệu chứng khác như:
- Kêu lắc rắc: tiếng lắc rắc khi cử động khớp gối.
- Cứng khớp buổi sáng: sau khi ngủ dậy khớp gối bị cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới vận động bình thường lại.
Ở giai đoạn muộn hơn thì đau liên tục, cường độ có thể tăng lên, khớp gối sưng nóng đỏ và có thể nặng hơn là biến dạng, giảm khả năng vận động của người bệnh, vẹo trục khớp gối.
XEM THÊM: Top 8 thuốc bổ xương khớp của Mỹ bán chạy nhất trên thị trường
Với những thông tin chia sẻ về đau nhức khớp gối trên đây, hy vọng bạn đọc đã “bỏ túi” được cho mình những kiến thức hữu ích và có giá trị.