Đau khớp ngón tay trỏ: Nguyên nhân, phương pháp điều trị

0
1373
Đau khớp ngón tay trỏ

Đau khớp ngón tay trỏ là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hầu hết những ai gặp phải tình trạng này đều có những triệu chứng sưng đau, tấy đỏ, gây khó chịu khiến bệnh nhân khó thực hiện nhiều động tác dù là đơn giản. Vậy nguyên nhân đau nhức khớp ngón tay trỏ là gì và phương pháp điều trị ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân đau khớp ngón tay trỏ do đâu?

Trên cơ thể, ngón tay trỏ và bàn tay là bộ phận khá nhạy cảm, bởi nó là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh. Chính vì vậy, chỉ cần một tác động nhỏ, ngón tay trỏ của bạn cũng dễ đau nhức, sưng tấy. Đau khớp ngón tay trỏ thường xảy ra khi thực hiện một số động tác nặng gây tổn thương đến ngón tay.
Bên cạnh đó, các chấn thương trong quá khứ như lao động nặng, tai nạn, chơi thể thao… cũng có thể khiến bạn đau khớp ngón tay trỏ. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu, đau nhức ở khớp ngón trỏ. Tuy nhiên, sau một thời gian, khớp ngón tay trỏ bắt đầu có những dấu hiệu bị sưng tấy, mẩn đỏ, gây khó khăn trong việc thực hiện những động tác dù đơn giản nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp ngón tay trỏ, trong đó phải nhắc đến như:

1. Do chấn thương

Di chứng từ tai nạn lao động, tai nạn giao thông, gãy xương, sau khi chơi thể thao… gây nhiều tổn hại đến các xương, khớp. Khi đó, người bị tai nạn có thể tràn dịch khớp gối, vỡ bao sụn chân, đau khớp vai, rạn xương, cổ, cổ tay…
Bên cạnh đó, chấn thương sau khi chơi thể thao, bị tai nạn… là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Các chấn thương lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp, đau nhức xương khớp, kể cả đau khớp ngón tay trỏ và ảnh hưởng đến chức năng vận động.

2. Bệnh Raynaud

Người mắc bệnh Raynaud thường rất dễ khó chịu, đau nhức ở khớp ngón tay. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là các mạch máu ở phần ngoại vi phản ứng quá dữ dội đối với môi trường, thời tiết. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, mạch máu sẽ nhanh chóng co lại. Chính sự co mạch này đã hạn chế máu lưu thông đến các chi, gây ra tình trạng viêm khớp ngón tay trỏ.

3. Hội chứng ống cổ tay

Nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính rất dễ mắc phải hội chứng ống cổ tay, gây ra bệnh lý đau khớp ngón tay trỏ. Lúc này, dây thần kinh ở tay rất dễ bị tổn thương, thậm chí gây cản trở các hoạt động của bàn tay.

4. Hội chứng De Quervain

Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc hội chứng De Quervain ở phụ nữ làm nội trợ cao gấp nhiều so với người bình thường. Nếu mắc hội chứng De Quervain trong thời gian dài, sẽ gây sưng tấy đỏ, dẫn đến tình trạng đau nhức ngón tay trỏ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống

5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý do hệ miễn dịch cơ thể tự tấn công vào các mô của chính mình. Khi mắc viêm khớp dạng thấp, các khớp xương nhanh chóng bị cứng, sưng tấy và gây đau đớn. Biểu hiện đau xuất hiện ở một vài thời điểm hoặc có thể kéo dài, do đó cần có biện pháp điều trị đau khớp ngón tay sớm để tránh ảnh hưởng vận động lâu dài. Một số trường hợp nặng, người bị viêm khớp dạng thấp còn xuất hiện thêm những hạt cứng ở dưới da.
Nếu mắc viêm khớp dạng thấp kéo dài, bạn sẽ dễ bị cứng khớp, kèm theo đó là sốt cao, sụt cân, teo cơ, rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra, đau khớp ngón tay trỏ là dấu hiệu ban đầu của viêm khớp dạng thấp mà bạn không thể xem thường.

Nguyên nhân đau khớp ngón tay trỏ
Những nguyên nhân dẫn đến đau khớp ngón tay trỏ

Cách phòng bệnh đau khớp ngón tay trỏ

  • Tập luyện thể thao

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ luyện tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau, tăng cường sức khỏe và chức năng hoạt động của các khớp bàn tay, ngón tay.

  • Duy trì thói quen, tư thế tốt

Trong các hoạt động làm việc, sinh hoạt thường ngày, bạn cần đặc biệt lưu ý đến các động tác, chuyển động từ tốn, nhẹ nhàng, tránh dồn nhiều sức về các đầu ngón tay như cố gắng bê đồ nặng, xách vật nặng, cầm nắm bằng các đầu ngón tay.
Nên đeo gang tay, dùng miếng vải để lót tay trong lúc lao động, xách vật, bốc vác nặng để tránh ảnh hưởng đến các khớp, đặc biệt làm đau khớp ngón tay trỏ.

  • Đối với người làm việc với máy tính

Ngồi thẳng lưng và tay duỗi thẳng để gõ bàn phím, tốt nhất nên học cách gõ 10 ngón để giảm áp lực cho đôi tay, tránh gây mỏi tay và ảnh hưởng tới khớp tay. Các ngón tay giữ thẳng, càng di chuyển ít càng tốt, ngón tay quá cong và di chuyển nhiều dễ làm cho khớp ngón tay bị tổn thương. Cứ 30 phút/massage tay 1 lần, giúp thư giãn các khớp và máu lưu thông tốt hơn.

  • Chế độ dinh dưỡng

Khi bị đau khớp ngón tay trỏ, người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Các loại rau xanh rất tốt cho bạn bao gồm: cải ngọt, cải bẹ xanh, bông cải xanh, bắp cải… là những loại rau rất giàu canxi và tốt cho xương khớp và giảm đau khớp tay hiệu quả. Ngoài việc ăn rau xanh, bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác giàu omega-3 và vitamin giúp giảm đau khớp như: cá thu, thịt, cá hồi, trứng, sữa, bơ…

Cách phòng bệnh đau khớp ngón tay trỏ
Các cách phòng chống bệnh đau khớp ngón tay trỏ

Biện pháp khắc phục triệu chứng đau khớp ngón tay trỏ

Chữa đau khớp ngón tay trỏ như thế nào hiệu quả, đây có thể là nỗi băn khoăn của rất nhiều người khi mắc phải tình trạng này. Bởi, khớp vận động có liên quan chặt chẽ đến cuộc sống thường nhật của người bệnh.
Khớp ngón tay trỏ bị sưng viêm kèm theo những cơn đau nhức khó chịu, làm cho khả năng lao động và chất lượng công việc bị suy giảm nghiêm trọng. Khi bị đau khớp, bạn có thể phục hồi bằng nhiều cách như dùng thuốc và áp dụng vật lý trị liệu. Mỗi phương pháp sẽ có những công dụng khác nhau.

1. Điều trị bằng Tây y

  • Thuốc giảm đau, chống viêm

Với những cơn đau khớp ngón tay trỏ vừa và nhẹ, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn được gọi là NSAIDs) như: Paracetamol, diclofenac, ibuprofen, meloxicam…
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc này mà cần có sự kê đơn, kiểm soát của chuyên gia y tế để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, chức năng thận, gan.

  • Tiêm steroid

Tiêm các thuốc chống viêm steroid là phương pháp được sử dụng khi việc dùng thuốc đường uống không cải thiện được triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này cần được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia y tế. Mặc dù giúp giảm đau nhanh chóng nhưng tiêm steroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Loãng xương, suy thận, đái tháo đường, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,…

2. Vật lý trị liệu

Song song với việc điều trị bằng thuốc tây thì những bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện chức năng sụn khớp. Các bài tập giúp đau khớp ngón tay trỏ nhanh chóng phục hồi như vận động khớp, xoa bóp, massage…
Hầu hết, những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp có các biểu hiện đau ngón tay trỏ thường đi kèm với đau khớp, tê mỏi ngón tay giữa và cứng khớp ngón tay.
Việc gặp nhiều vấn đề với đôi bàn tay của mình khiến nhiều người rất lo lắng và đặt ra câu hỏi: Cách điều trị đau khớp ngón tay trỏ như thế nào? Cách chữa cứng khớp ngón tay ra làm sao? Đừng lo, bạn hoàn toàn có thể phòng chống hoặc có thể áp dụng 2 phương pháp dùng thuốc tây y và vật lý trị liệu nêu trên để cải thiện tình trạng của mình.

Vật lý trị liệu đau khớp ngón tay trỏ
Các bài tập giúp đau khớp ngón tay trỏ nhanh chóng phục hồi như vận động khớp, xoa bóp, massage

XEM THÊM: Top 8 viên thuốc bổ xương khớp của Mỹ chính hãng tốt nhất hiện nay
Đau khớp ngón tay trỏ nếu không có phương pháp điều trị sớm và kịp thời, sẽ để lại những di chứng nguy hiểm và khó lường. Hy vọng, các chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc nguồn thông tin hữu ích và có giá trị.

5/5 - (1 bình chọn)