CSR là gì? Những điều cần biết về CSR

0
4261
CSR là gì

CSR là gì? Đây là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng đối với những quốc gia phát triển trên thế giới, CSR được đưa vào doanh nghiệp như một tiêu chí quan trọng với mục đích đánh giá tác động của doanh nghiệp đó. Nếu bạn đang cảm thấy thắc mắc về CSR, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

CSR là gì?

CSR là gì? Đây là từ được viết tắt của cụm Corporate Social Responsibilities, có nghĩa là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. CSR được những nhà học thuật xây dựng từ trước thế chiến thứ hai. Sau đó được phát triển rộng rãi vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Đến nay, CSR đã trở thành một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để đánh giá doanh nghiệp, bởi chúng là bản cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh cũng như những đóng góp vào sự phát triển kinh tế lẫn môi trường bền vững cho địa phương nói riêng và xã hội nói chung.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là mô hình kinh doanh tự điều chỉnh giúp công ty có trách nhiệm với xã hội, những bên liên quan và công chúng. Bằng cách thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và còn được gọi là quyền công dân doanh nghiệp, những công ty có thể nhận thức được loại tác động mà họ đang có đối với tất cả khía cạnh của xã hội bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường.
Tham gia vào CSR có nghĩa là trong suốt quá trình kinh doanh thông thường, một công ty đang hoạt động theo cách nâng cao xã hội, môi trường, thay vì những đóng góp tiêu cực cho họ.

Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp

  • CSR giúp điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
  • CSR giúp nâng cao chất lượng và giá trị thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp.
  • CSR giúp tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
  • CSR giúp doanh nghiệp thu hút nhiều lao động hơn.
  • CSR giúp nâng cao hình ảnh quốc gia hơn.

Cách truyền thông CSR hiệu quả cho doanh nghiệp

Muốn được nhiều người biết đến những giá trị CSR của doanh nghiệp, giải pháp hiệu quả nhất chính là truyền thông mạnh mẽ. Theo đó, có 3 cách mà chuyên gia kinh tế đánh giá cao và khuyên các tổ chức áp dụng:

Truyền tải kiến thức chuyên môn đến xã hội

Đây là nền tảng phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng nên chuyên môn chính là giá trị tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Đơn vị có thể tận dụng nguồn tài sản này để biến chúng thành những kiến thức hữu ích, chia sẻ rộng rãi đến mọi người. Ví dụ như công ty dinh dưỡng có thể hướng dẫn cách nhận biết thông tin trên nhãn hiệu và lựa chọn sản phẩm phù hợp với giới tính… Các nhà hàng có thể đưa ra lời khuyên về sử dụng thực phẩm sạch và lợi ích của ăn uống đúng cách,…
Tri thức không bao giờ là cũ, vậy nên đây là cách đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cho các tổ chức.

Phát triển chính sách cho nhân viên

Phúc lợi, chính sách dành cho nhân viên là một trong các lý do quan trọng để người lao động lựa chọn nơi làm việc. Do đó, chính sách càng cởi mở và tạo tiền đề cho cả hai phía cùng phát triển sẽ nhanh chóng thu hút ứng viên. Ngoài ra, khi nhận được phản hồi tốt từ đội ngũ nhân sự sẽ giúp cho đơn vị tăng thêm hình ảnh trên thị trường chung. Đây cũng là một cách CSR hiệu quả cho doanh nghiệp.

Hướng đến môi trường

Thân thiện với môi trường là một trong những mục tiêu phát triển bền vững chung của nhân loại. Nếu doanh nghiệp của bạn làm được điều này, đồng nghĩa đã tạo nên sự khác biệt với đối thủ, nhận được thiện cảm từ khách hàng. Đó cũng là lý do tại sao các nhà hàng và khách sạn hiện nay lại chú trọng đến việc phát triển xanh, cũng như sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật thân thiện với môi trường.
Khái niệm CSR

Ví dụ về hoạt động CSR

Trong chiến dịch kỷ niệm 40 năm, Vinamilk đã thực hiện chiến dịch Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam đến 40.000 trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành khó khăn trên khắp đất nước Việt Nam.
Với mục tiêu xây dựng giá trị cho xã hội, cho các địa phương còn khó khăn. Tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng mang đến Vinamilk mong muốn xây dựng “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”.
Hoạt động CSR của Vinamilk trong chiến dịch này chủ yếu tập trung vào quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” với chiến dịch tặng 40.000 ly sữa cho trẻ em nghèo ở 40 tỉnh thành.

Tiêu chuẩn ISO về CSR

Vào băm 2010, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã phát hành bộ tiêu chuẩn tự nguyện nhằm giúp những công ty thực hiện trách nhiệm xã hội của họ. Không giống như tiêu chuẩn ISO khác, ISO 26000 cung cấp hướng dẫn thay vì yêu cầu vì bản chất của CSR là định tính hơn là định lượng và những tiêu chuẩn của nó không thể được chứng nhận. Thay vào đó, ISO 26000 làm rõ trách nhiệm xã hội là gì, giúp những tổ chức chuyển các nguyên tắc CSR thành các hành động hiệu quả. Tiêu chuẩn này nhằm vào tất cả những loại hình tổ chức bất kể hoạt động, quy mô hoặc là địa điểm của họ. Và bởi vì nhiều bên liên quan chính từ khắp nơi trên thế giới đã góp phần phát triển ISO 26000 và tiêu chuẩn này thể hiện sự đồng thuận quốc tế.
XEM THÊM: Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường dùng cho từng trường hợp
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Quá trình thực hiện CSR được đánh giá sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chính vì thế, theo nhận định của chuyên gia kinh tế, CSR sẽ còn phát triển trong tương lai. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được CSR là gì và tầm quan trọng của CSR đối với doanh nghiệp.

5/5 - (100 bình chọn)