Công ty hợp danh là gì? Những lưu ý, quy định bạn cần biết

0
1040
Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là gì? Đây là một trong các loại hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ công ty hợp danh là gì? Trình tự thủ tục, hồ sơ để thành lập công ty hợp danh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những điều đó. Mời bạn đọc cùng với JES tham khảo để hiểu chi tiết hơn về nội dung này.

Công ty Hợp danh là gì?

Theo quy định tại điều 172 luật doanh nghiệp 2014, công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó gồm có:

  • Phải có ít nhất 2 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên công ty chung. Các thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về những nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh và công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong mức phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty Hợp danh có tư cách pháp nhân được kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đặc điểm của công ty hợp danh

Công ty hợp danh có rất nhiều đặc điểm khác với những loại hình công ty khác.

Thành viên công ty hợp danh

Công ty hợp danh cần phải có tối thiểu 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty gọi là thành viên hợp danh. Ngoài ra vẫn được thêm thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh không được phép làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Trừ trường hợp được sự nhất trí của tất cả thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hay là nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành và nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức và cá nhân khác.
Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không nhận được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Thực hiện góp vốn, cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, thành viên góp vốn phải góp đủ, đồng thời đúng hạn số vốn như đã cam kết.
Thành viên hợp danh không góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Thành viên góp vốn không góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được xem là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể sẽ bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết và thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

Tài sản của công ty hợp danh

Tài sản của công ty hợp danh gồm có:

  • Tài sản góp vốn của những thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
  • Tài sản tạo lập được cần phải mang tên công ty;
  • Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do những thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty hợp danh và từ những hoạt động kinh doanh của công ty được các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
  • Những tài sản khác theo đúng quy định của pháp luật.

Đại diện theo pháp luật và điều hành kinh doanh

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật, tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong việc thực hiện công việc kinh doanh mỗi ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
Trong điều hành hoạt động kinh doanh công ty hợp danh và thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm những chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Khi một số hoặc những thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì phải quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Hoạt động do thành viên hợp danh khi thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm về công ty. Trừ trường hợp hoạt động đó đã được những thành viên còn lại chấp thuận.
Thủ tục thành lập công ty liên danh

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Thủ tục thành lập công ty hợp danh tuân theo những bước sau:
Bước 1. Cá nhân cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 2. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Trao giấy biên nhận cho người đã nộp hồ sơ.
Bước 3. Trong thời hạn 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4. Doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp ở trên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công bố gồm những nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.
Bước 5: Thông báo về mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh-Sở kế hoạch đầu tư.

Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập Công ty Hợp danh

  • Giấy đề nghi đăng ký doanh nghiệp dựa theo Mẫu.
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh và thành viên góp vốn (nếu có)
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân, hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những thành viên.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân hay không?

Mỗi tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đầy đủ những điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định;
  • Cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Có thể thấy, công ty hợp danh cần đáp ứng được 3 trong 4 điều kiện nêu trên. Trong công ty hợp danh ngoài những thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Tài sản của công ty hợp danh gồm các tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.
Thêm vào đó, những thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn mình đã góp vào công ty và chỉ thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của mình.
Do đó, xét về mặt tổng thể, thì công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác, và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Công ty hợp danh có đủ tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (được quy định khoản 2 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014).
XEM THÊM:Thủ tục thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Công ty hợp danh là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với bài chia sẻ trên đây, sẽ giúp mọi người hiểu hơn về về công ty hợp danh.

5/5 - (100 bình chọn)