Chuẩn mực kế toán là gì? Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

0
5677
Hệ thống chuẩn mực kế toán

Bạn đang tìm hiểu về chuẩn mực kế toán là gì? Chuẩn mực kế toán là tập hợp những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản để hướng dẫn người làm kế toán nhận thức, ghi chép, cũng như phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để hiểu hơn về khái niệm này, cũng như hệ thống của chuẩn mực kế toán. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây.

1. Khái niệm chuẩn mực kế toán là gì?

Chuẩn mực kế toán là tập hợp những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản để hướng dẫn người làm kế toán nhận thức, ghi chép và phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm có các phần sau:

  • Phạm vi của chuẩn mực
  • Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
  • Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, phương pháp và các yêu cầu về lập, cũng như trình bày báo cáo tài chính.
  • Mục đích của chuẩn mực kế toán

Những nguyên tắc chuẩn mực kế toán

Các chuẩn mực kế toán bao gồm nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể:
Nguyên tắc chung của chuẩn mực kế toán:

  • Chuẩn mực kế toán chỉ là những giả thiết, khái niệm
  • Bao gồm những hướng dẫn khi mà bạn lập Báo cáo tài chính.
  • Được hình thành trong quá trình thực hành kế toán. Khi làm sẽ có những phát sinh chung vì vậy mà nó sẽ tự được hình thành.

Những nguyên tắc cụ thể của chuẩn mực kế toán:

  • Những quy định chi tiết khi thực hiện các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện Báo cáo tài chính.
  • Những nguyên tắc mà khi thực hiện thì cơ quan quyền lực có thể can thiệp vào và sửa chữa theo ý của họ.

Ví dụ: Các luật kế toán theo quy định sẽ có những nguyên tắc cụ thể để người thực hiện kế toán thực hiện một cách chính xác theo yêu cầu của Bộ Tài Chính
IASB là gì?

2. Đặc điểm chuẩn mực kế toán Việt Nam

2.1 Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế

Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên những chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành nhưng có sửa đổi và bổ sung một số điều.
Được thể hiện rõ ở bộ Luật kế toán 2015: “Bộ Tài chính quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, chuẩn mực kế toán dựa trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”
Việc soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế giúp hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam sớm đạt được công nhận của quốc tế.

2.2 Số lượng chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa tương đương với số lượng chuẩn mực kế toán quốc tế

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm có 26 chuẩn mực đã được Bộ Tài chính được ban hành qua 5 đợt gồm 5 Quyết định và 6 Thông tư:

  • Đợt 1: Ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực và
  • Đợt 2 ban hành vào ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực kế toán.
  • Đợt 3 ban hành vào ngày 30/12/2003 gồm 6 chuẩn mực kế toán.
  • Đợt 4 ban hành ngày 15/02/2005 gồm có 6 chuẩn mực.
  • Đợt 5: Ngày 28/12/2005 gồm có 4 chuẩn mực

=> Sau mỗi lần ban hành chuẩn mực đều có thông tư đi kèm hướng dẫn cách hạch toán cụ thể cho từng trường hợp.

3. Ý nghĩa của chuẩn mực kế toán đối với doanh nghiệp

  • Sự ra đời của chuẩn mực kế toán giúp minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp,
  • Phản ánh đúng về thực trạng của doanh nghiệp và cơ sở để so sánh tình hình tài chính giữa doanh nghiệp với nhau.
  • Tạo niềm tin đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đánh giá về thông tin tài chính được minh bạch của các doanh nghiệp.
  • Chuẩn mực kế toán là tiêu chuẩn chung để các doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính
  • Là căn cứ để các nhà đầu tư quan tâm có thể kiểm tra soát xét tính trung thực của Báo cáo tài chính.
  • Tạo điều kiện thị trường chứng khoán phát triển và thu hút vốn đầu tư.

Chuẩn mực kế toán là gì?

4. Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam

Tính đến nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành thông qua 5 đợt (bằng 5 Quyết định và Thông tư hướng dẫn thực hiện) cụ thể như sau:

Đợt 1: Ngày 31/12/2001 ban hành 4 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn
02Hàng tồn kho149/2001/QĐ-BTC161/2007/TT-BTC
03Tài sản cố định hữu hình
04Tài sản cố định vô hình
14Doanh thu và nguồn thu nhập khác

Đợt 2: Ngày 31/12/2002 ban hành 6 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn
01Chuẩn mực chung165/2002/QĐ-BTC161/2007/TT-BTC
06Thuê tài sản
10Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái
15Hợp đồng xây dựng
16Chi phí đi vay
24Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đợt 3: Ngày 30/12/2003 ban hành 6 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn
05Bất động sản đầu tư234/2003/QĐ-BTC161/2007/TT-BTC
07Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết
08Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh
21Trình bày về báo cáo tài chính
25Báo cáo tài chính hợp nhất, cũng như kế toán khoản đầu tư vào công ty con
26Thông tin về các bên liên quan

Đợt 4: Ngày 15/02/2005 ban hành 6 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn
17Thuế thu nhập doanh nghiệp12/2005/QĐ-BTC20/2006/TT-BTC
22Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
23Các sự kiện phát sinh sau ngày đã kết thúc kỳ kế toán năm
27Báo cáo tài chính giữa niên độ
28Báo cáo bộ phận
29Thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán

Đợt 5: Ngày 28/12/2005 ban hành 4 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn
11Hợp nhất kinh doanh100/2005/QĐ-BTC21/2006/TT-BTC
18Các khoản dự phòng, tài sản, các nợ tiềm tàng
19Hợp đồng bảo hiểm
30Lãi trên cổ phiếu

XEM THÊM: Công việc của kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp
Chuẩn mực kế toán VAS là gì

5. Thuật ngữ liên quan đến chuẩn mực kế toán

1. Chuẩn mực vas là gì?

VAS (Vietnam Accounting Standards) được hiểu là chuẩn mực kế toán Việt Nam. Bao gồm các nguyên tắc, phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

2. IASB là gì?

IASB (International Accounting Standards Board) là tên gọi của Tổ chức tiêu chuẩn kế toán quốc tế này được thành lập năm 1973. Nhiệm vụ chính là soạn thảo những tiêu chuẩn quốc tế cho lĩnh vực kế toán.
Trước năm 2001, IASB còn có tên gọi khác là IASC (International Accounting Standards Committee). Tiêu chuẩn do tổ chức này soạn ra có tên gọi là: Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards (IAS)).
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Với những chia sẻ về hệ thống chuẩn mực kế toán mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến nội dung này.

4.9/5 - (103 bình chọn)