Home Sức khỏe Chỉ số men gan là gì? Men gan cao là bao nhiêu

Chỉ số men gan là gì? Men gan cao là bao nhiêu

Chỉ số men gan là gì? Men gan cao là bao nhiêu

Men gan cao là hệ quả do nhiều tác động phá hủy tế bào gan. Những người mắc phải triệu chứng này sẽ có chỉ số men gan cao hơn mức bình thường. Báo hiệu tình trạng không ổn của gan. Vậy, chỉ số men gan là gì? Men gan cao là bao nhiêu?…. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này. Cùng mình tìm hiểu nhé!

1. Chỉ số men gan là gì?

Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể người. Mỗi ngày, nó phải thực hiện hơn 500 nhiệm vụ thiết yếu để duy trì sức khỏe. Song, dưới sự tác động của sự lão hóa và những chất độc hại (từ rượu bia, thuốc lá, khói bụi,…). Khiến cho các tế bào gan bị hủy hoại, gây ra men gan cao. Từ đó, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: suy gan, xơ gan cổ chướng, hoại tử gan, ung thư gan, tuổi thọ rút ngắn, khả năng sinh con giảm,…
Và để biết được bản thân có mắc bệnh về gan hay men gan cao không; bệnh nhân sẽ phải xét nghiệm để kiểm tra chỉ số men gan. Vậy, chỉ số men gan là gì?
Đó là mức quy định cho phép về nồng độ men gan trong cơ thể sau khi tiến hành xét nghiệm về gan. Thông qua mức chỉ số này, chúng ta sẽ biết được tình trạng gan của bản thân như thế nào, có mắc bệnh về gan không,… Từ đó, tìm ra được phương pháp điều trị kịp thời.
Chỉ số bệnh men gan cao

Chỉ số men gan gồm 4 loại

Men gan gồm có 4 loại là:

  • ALT, AST: trong tế bào gan.
  • ALP: trong màng tế bào gan.
  • GGT: trong thành tế bào ống mật.

Căn cứ vào 4 chỉ số này, người bệnh sẽ biết được mình có bị men gan cao hay không. Ở những người bình thường, chỉ số men gan từng loại sẽ là:

  • ALT: thấp hơn 40 UI/L (đối với nam), thấp hơn 37 UI/L (đối với nữ).
  • AST: khoảng 20 – 40 UI/L.
  • ALP: khoảng 30 – 115 UI/L.
  • GGT: khoảng 11 – 50 UI/L (đối với nam), 7 – 30 UI/L (đối với nữ).

Trong đó, chỉ số ALT, AST liên quan đến các bệnh lý về gan; thể hiện tình trạng của tế bào gan. Còn chỉ số GGT bị chi phối bởi các chất độc hại cho gan từ rượu bia, thuốc lá, khói bụi,… Được tìm thấy ở lá lách, thận, tuyến tụy, gan,…
Xem thêm: Men gan cao là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh men gan cao

2. Chỉ số men gan cao là bao nhiêu?

Nếu chỉ số men gan chỉ tăng gấp 1 – 2 lần so với bình thường thì chỉ mới là mức độ nhẹ. Không ảnh hưởng gì mấy đến sức khỏe. Nếu tăng lên gấp 2 – 5 lần là mức độ bình thường. Nhưng khi chỉ số men gan tăng trên 5 lần thì tình trạng gan của bạn đang ở mức báo động rồi đấy.
Thông thường, ở từng mốc chỉ số thì lại báo hiệu tình trạng khác nhau của gan. Cụ thể là:

  • Nếu chỉ số men gan từ 40 – 80: Chủ yếu do gan nhiễm mỡ, viêm gan virus, các chất độc hại từ rượu bia, thực phẩm kém chất lượng… khiến các tế bào gan bị tổn thương.
  • Chỉ số men gan từ 80 – 150: Chức năng gan bị suy giảm trầm trọng. Có thể khiến xuất hiện nhiều biến chứng như: xơ gan, viêm gan,… Thậm chí là ung thư gan.
  • Chỉ số men gan từ 150 – 200: Tế bào gan bị tổn hại nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ cao sẽ dẫn đến xơ gan, suy gan, hoại tử tế bào gan,… đe dọa tính mạng người bệnh.

Mức độ nguy hiểm của men gan cao còn tùy thuộc nhiều vào chỉ số men gan của từng người bệnh. Chỉ số men gan càng cao, tăng càng nhanh thì mức độ tổn thương gan càng lớn. Bởi vậy, chúng ta nên đi đến những cơ sở y tế thăm khám thường xuyên để có thể biết được mức độ men gan. Từ đó có những cách phòng chống và điều trị phù hợp.

3. Những biện pháp phòng ngừa chỉ số men gan tăng:

uống rượu là nguyên nhân gây bệnh men gan cao

  • Hạn chế và loại bỏ rượu bia.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ chiên nhiều dầu mỡ,…
  • Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, đặc biệt phải ăn nhiều rau xanh.
  • Uống nhiều nước (ít nhất 8 ly mỗi ngày)
  • Tạo cho bản thân lối sống văn minh, khoa học, không căng thẳng, lo âu,…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
  • Sử dụng các loại nước từ Atiso, nhân trần, cà gai leo, diệp hạ thảo,… để giúp hạ men gan.
  • Tiến hành xét nghiệm và kiểm tra định kỳ để biết được tình trạng men gan.
  • Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì nên giảm cân. Bởi lẽ, những người béo phì thường có men gan cao.
  • Tăng cường thực phẩm có tính chất chống oxy hóa.
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, dâu tây, đu đủ, ớt chuông đỏ,…

thực phẩm chống oxi hóa

Xem thêm: 10 cách hạ men gan đơn giản hiệu quả tại nhà

4. Xét nghiệm men gan

Xét nghiệm men gan được coi là một trong những cách xét nghiệm để đánh giá khả năng hoạt động của gan cũng như phát hiện tình trạng gan nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xét nghiệm men gan. Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Đối với xét nghiệm gan, có rất nhiều chỉ số được các bác sĩ lưu ý và xem xét để cho ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, 4 chỉ số quyết định đến men gan có bình thường hoặc cao hay không thường là AST, ALT, ALP và GGT.
Mỗi loại chỉ số này sẽ cho biết mức độ bệnh cũng như tình trạng tổn thương của gan trong thời điểm xét nghiệm.
xét nghiệm chỉ số men gan

4.1. Quy trình xét nghiệm men gan

Quy trình xét nghiệm men gan được thực hiện trong quy trình khép kín và theo các bước sau:

  • Đầu tiên, người bệnh sẽ được yêu cầu lấy mẫu máu. Như đã phân tích, khi các tế bào gan bị hủy hoặc hoặc phá hủy sẽ làm sinh ra các hợp chất men. Các hợp chất men gan này sẽ ngấm vào máu và di chuyển theo các mạch máu đến những cơ quan khác. Do đó, việc lấy máu sẽ giúp xét nghiệm được chỉ số men gan
  • Sau đó, mẫu máu của người bệnh sẽ được phân tích và xét nghiệm. Đối với một số người bệnh khó lấy máu hoặc cơ thể có sự can thiệp của một số loại thuốc khác. Điều này có ảnh hưởng đến độ chính xác của việc xét nghiệm. Vì vậy mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác ví dụ như đo độ thải độc gan, đo nhanh độ thanh lọc.

4.2. Mục đích việc xét nghiệm men gan

Mục đích của xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng thể về tình trạng gan hiện tại. Một số trường hợp thông qua việc xét nghiệm gan mà có thể kịp thời điều trị các bệnh lý gan có thể dẫn đến tử vong. Đồng thời, việc xét nghiệm men gan cũng đưa ra được mức độ tổn thương gan hoặc mức độ hồi phục của gan.
Trước khi tiến hành các xét nghiệm gan, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài lưu ý để cho kết quả chính xác. Tránh việc mất thời gian cũng như cho kết quả sai lệch.
Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân dừng sử dụng thuốc từ 8 – 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên với một số trường hợp mắc các bệnh về tim mạch hoặc huyết áp đang sử dụng thuốc đặc trị thì người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Đồng thời trong quá trình chuẩn bị cho việc xét nghiệm men gan; người bệnh không nên ăn hoặc dùng bất kỳ các loại thức ăn nào trong khoảng 5 – 8 tiếng. Điều này sẽ hạn chế việc cho ra kết quả sai lệch.
Trên đây là những thông tin về chỉ số men gan mà bạn cần nên biết. Hy vọng, qua chia sẻ của mình, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Xem thêm: Bệnh men gan cao có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe