Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp đúng quy định nhất

0
2350
Tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào cho đúng? Mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh sản xuất và tạo ra lợi nhuận, sẽ đóng một khoản thuế thu nhập cho Nhà Nước. Đây là một trong những điều quan trọng cần phải biết, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh. Đâu là những lưu ý về thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải biết?. Mời bạn cùng JES.EDU.VN tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) là gì?

Hiện nay, chưa có khái niệm cụ thể nào về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, dựa theo những quy định như luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành thì có thể hiểu thuế TNDN như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp gồm có thu nhập từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoạt động sản xuất và thu nhập khác theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo công thức:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Nếu doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN

2.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định cụ thể như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển

a/ Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế được xác định dựa theo công thức như sau:

Thu nhập chịu thuế = (doanh thu – chi phí được trừ) + thu nhập chịu thuế khác
Trong đó:
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, tiền gia công. Bao gồm cả khoản phụ thu mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Không phân biệt đã thu được tiền hay là chưa thu được tiền.

  • Nếu DN có kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: Là doanh thu không tính thuế GTGT
  • Nếu DN kê khai thuế GTGT dựa theo phương pháp trực tiếp: Là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

Chi phí được trừ là các khoản chi phí không nằm trong các khoản chi phí không được trừ theo quy định của pháp luật. Và đồng thời các khoản chi phí được trừ phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa và dịch vụ từng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã gồm có thuế GTGT) khi thanh toán cần có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

b/ Thu nhập được miễn thuế

Xác định thu nhập được miễn thuế:
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN gồm có 12 khoản thu nhập được miễn  thuế thu nhập doanh nghiệp quy định pháp luật.

c/ Các khoản lỗ được kết chuyển

Xác định lỗ và chuyển lỗ:
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về mức thu nhập tính thuế. Chưa bao gồm những khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế cả năm mà bị lỗ thì cần chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không vượt quá 5 năm. Kể từ năm tiếp sau năm có phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp có số lỗ giữa những quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào từng quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xác định số lỗ của cả năm.
Quá thời gian 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ chưa được chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.

2.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 20% áp dụng chung cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không vượt quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
Doanh thu làm căn cứ để xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.
Thuế suất thuế TNDN đối với các hoạt động tìm kiếm, khai thác, thăm dò dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với các dự án, từng cơ sở kinh doanh.

2.3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tổ chức được trích tối đa 10% doanh thu sau khi tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Phần quỹ này được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong thời hạn 5 năm, nếu Quỹ này không được sử dụng, sử dụng không hết 70% và sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp sẽ nộp ngân sách Nhà Nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

3. Thu nhập chịu thuế TNDN

Theo quy định của Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008, Luật TNDN sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm có như sau:

3.1 Thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ là những thu nhập đến từ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp có cung ứng cho thị trường. Lưu ý hàng hoá, dịch vụ cần được đăng ký mã ngành nghề với cơ quan nhà nước và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Các khoản thu nhập khác. Về khoản thu nhập khác chịu thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ dựa vào điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thu nhập chịu thuế bao gồm:

  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn
  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc là toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp. Tính cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền góp vốn và chuyển nhượng chứng khoán
  • Các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo đúng quy định của pháp luật;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư và thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, cũng như thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, chế biến, khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản dựa theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
  • Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi có thu nhập từ quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý, cho thuê tài sản (trừ bất động sản), trong đó có những loại giấy tờ có giá khác.

3.2 Thu nhập từ lãi tiền gửi và lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ

  • Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới các hình thức theo quy định của pháp luật gồm có cả tiền lãi trả góp, lãi trả chậm, phí bảo lãnh tín dụng và khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn;
  • Thu nhập từ mua bán ngoại tệ cũng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại những khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính;
  • Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch về tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính).
  • Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của khoản nợ phải thu, cũng như khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm có thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ cần thu hoặc khoản cho vay ban đầu;
  • Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc có thể sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không có hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;
  • Chịu thuế thu nhập doanh nghiệp về các khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi lại được;
  • Khoản nợ cần trả không xác định được chủ nợ;
  • Khoản thu nhập từ kinh doanh của các năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;
  • Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
  • Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc là hiện vật nhận được;
  • Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo đúng quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, sáp nhập, tách, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán dựa theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ theo đúng quy định của pháp luật;
  • Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất và kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
  • Các khoản thu nhập khác gồm có cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định này.

Xem thêm: Nợ xấu là gì? Những điều bạn cần biết về nợ xấu
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

4. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trừ các trường hợp quy định đối với doanh nghiệp nước ngoài dưới đây.
2. Kỳ tính thuế TNDN dựa theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế có phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến các hoạt động của cơ sở thường trú;
  • Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với khoản thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

XEM THÊM: Thuế thu nhập cá nhân là gì? Những quy định mà bạn cần biết
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cũng như cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp chuẩn xác nhất.

5/5 - (100 bình chọn)