Các quy định về thời gian thử việc và lưu ý cần biết

0
1051
Thời gian thử việc

Thời gian thử việc là một trong những điều cần quan tâm trong hợp đồng thử việc. Trước khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Đây là giai đoạn người lao động có được nhận làm vào làm chính thức hay không? Vậy đối với hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật hiện hành, thì có những quy định ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về nội dung này.

Đặc điểm của giao kết hợp đồng thử việc

Được quy định cụ thể tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2012
Nếu người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về thời gian thử việc thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm:

  • Công việc và địa điểm nơi làm việc.
  • Thời hạn của hợp đồng;
  • Thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ làm việc
  • Trang bị về bảo hộ lao động cho người lao động.
  • Tên, địa chỉ người sử dụng lao động hoặc có thể của người đại diện hợp pháp.
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú, giới tính, số chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.
  • Mức lương, thời hạn trả lương, hình thức trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Thời gian thử việc và thông báo kết quả về thử việc

Thời gian thử việc

Căn cứ vào tính chất, cũng như mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm đủ các điều kiện sau dưới đây:

  • Không quá 30 ngày đối với các công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, trung cấp chuyên nghiệp, kỹ thuật trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ (tại Khoản 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động 2012);
  • Không quá 60 ngày đối với các công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn và kỹ thuật từ cao đẳng trở lên (quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Bộ luật Lao động 2012);
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác (quy định tại Khoản 3 Điều 27 Bộ luật Lao động 2012).

Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không cần phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận trước đó (quy định tại Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2012).

Thông báo kết quả về việc làm thử

Theo quyết định tại Điều 7 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động:
Trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc như trong đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Khi kết thúc thời gian thử việc đối với những người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động cần phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử. Trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động sẽ phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Quy định về thời gian thử việc

Tiền lương trong thời gian thử việc

Theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật Lao động 2012 về việc tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc được người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian thử việc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động đã được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo đúng pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật hiện hành về lao động;
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy người lao động trong thời gian thử việc (khi chưa giao kết hợp đồng lao động) không thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong trường hợp này, ngoài việc trả lương theo công việc đã thỏa thuận, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm đi cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (quy định theo Khoản 3 Điều 186 Bộ luật Lao động 2012).
Tuy nhiên, cần lưu ý đối với người lao động có thời gian thử việc được ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền công, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động (được hướng dẫn tại Công văn số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thử việc

Theo Điều 6 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đã được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015) quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có các hành vi sau đây: Yêu cầu người lao động thử việc vượt quá 01 lần đối với một công việc; Thử việc quá thời gian được quy định; Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc dưới 85% mức lương của công việc đó; Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động với người lao động.
  • Phạt cảnh cáo hoặc có thể phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây: Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ; Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM: Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất, chuẩn xác nhất
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Thời gian thử việc là một trong những điều mà người lao động quan tâm khi ký kết hợp đồng thử việc. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ mang đến cho người đọc những thông tin hữu ích và chính xác nhất.

5/5 - (100 bình chọn)