Các quy định về Bảo lãnh thực hiện hợp đồng mới nhất

0
1933
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Nếu bạn đang tìm một nguồn tài liệu về các quy định của Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thì bài viết này thực sự là dành cho bạn. Hôm nay, JES xin gửi tới bài viết “Các quy định về Bảo lãnh thực hiện hợp đồng mới nhất”, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là những cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nhằm bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp, bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, buộc phải bị phạt hoặc phải bồi thường mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

Hình thức của bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo Bộ luật Dân sư 2015, quy định về các hình thức của bảo lãnh thực hiện hợp đồng như sau:

  • Bảo lãnh là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh). Theo đó, bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh). Nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
  • Trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Thì các bên có thể tự thỏa thuận về việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo lãnh

Trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng gồm có 3 chủ thể: người được bảo lãnh, người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. Theo Bộ luật Dân sự 2015  thì các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể như sau:

Bên được bảo lãnh 

Bên được bảo lãnh là bên mà theo đó được bên bảo lãnh đứng ra cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay. Vì thế, trong quan hệ bảo lãnh bên được bảo lãnh không có quyền đối với bên bảo lãnh cũng như đối với bên nhận bảo lãnh.
Mà trong quan hệ này, bên được bảo lãnh phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh như đã thỏa thuận trong hợp đồng
  • Trả thù lao như thỏa thuận cho bên bảo lãnh
  • Thực hiện nghĩa vụ ngược lại đối với bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thay

Bên bảo lãnh

Bên bảo lãnh là bên đứng ra cam kết với bên nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng, sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện được). Vì vậy, trong quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh có cả quyền và nghĩa vụ với bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì bên bảo lãnh có các nghĩa vụ sau:

  • Trường hợp, bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định.
  • Phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh như trong hợp đồng.

Bên bảo lãnh có các quyền sau:

  • Được yêu cầu bên được bảo lãnh trả thù lao như đã thỏa thuận
  • Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiền đầy đủ nghĩa vụ đối với mình, khi vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bên nhận bảo lãnh

Theo quy định của bộ luật Dân sự 2015, thì bên nhận bảo lãnh có các quyền như sau:

  • Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh, thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại theo những thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Chỉ định người phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một người.
  • Miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ cho một trong những người bảo lãnh, trường hợp nhiều người cũng bảo lãnh cho một người.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Nội dung trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Hợp đồng bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm các nội dung sau:

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên
  • Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng
  • Nghĩa vụ được bảo đảm

Theo thỏa thuận, bên bảo lãnh chỉ cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Đồng thời, bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để bảo lãnh việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
Trong trường hợp, bên bảo lãnh sử dụng tài sản cá nhân của mình để bảo lãnh, các bên bảo lãnh nên thỏa thuận thêm về các điều khoản liên quan đến tài sản. Bên bảo lãnh có thể chỉ cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại điều 343 Bộ luật Dân sự 2015 thì bảo lãnh thực hiện hợp đồng chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau đây:

  • Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt
  • Bên bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh
  • Chấm dứt theo các thỏa thuận của các bên
  • Việc bảo lãnh được chấm dứt hay thay thế bằng các biện pháp bảo đảm khác

XEM THÊM: Bản cam kết chịu trách nhiệm giữa hai bên

Tổng kết

Trên đây là bài viết khá đầy đủ về các vấn đề thường gặp trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

5/5 - (100 bình chọn)