Home Sức khỏe [GIẢI ĐÁP] Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?

[GIẢI ĐÁP] Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?

[GIẢI ĐÁP] Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?

Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu? Làm cách nào để kéo dài sự sống cho người bệnh nhồi máu não? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để các bạn tìm được câu trả lời. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?

Không thể đưa ra con số cụ thể và chính xác cho vấn đề “bệnh nhồi máu não sống được bao lâu”. Do thời gian sống sau tai biến nhồi máu não còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên y học chưa đưa ra kết luận chính xác về tuổi thọ của người bệnh.

1. Cấp cứu kịp thời và đúng cách là yếu tố đầu tiên giúp người bệnh nhồi máu não được sống

Nhồi máu não là một quá trình bệnh lý làm lưu lượng tuần hoàn máu đến vùng não bộ giảm khiến cho các tế bào bị thiếu oxy và dẫn đến hoại tử. Mỗi phút trôi qua có gần 2 triệu tế bào não chết dần. Do đó người bệnh cần xử lý “tái tưới máu cho não” càng sớm càng tốt.
Khoảng “thời gian vàng” bệnh nhân có nhiều cơ hội sống nhất là trong vòng 3 – 5 giờ đầu tiên (tốt nhất trong 1 giờ đầu), kể từ lúc triệu chứng nhồi máu não khởi phát, từ 5 – 9 giờ, sau đó là giai đoạn “tranh tối tranh sáng”. Việc chữa trị càng chậm trễ thì tỷ lệ sống càng thấp, đồng thời khả năng phục hồi di chứng sau nhồi máu não rất khó khăn.

2. Bệnh tai biến nhồi máu não có xu hướng trẻ hóa

Nguyên nhân của sự trẻ hóa bệnh nhồi máu não là do lối sống thiếu lành mạnh của việc dùng nhiều thuốc lá và bia rượu, áp lực công việc dẫn đến căng thẳng đầu óc, lười vận động, thức khuya ngủ muộn, ăn uống “vô tội vạ”… Chúng đã tạo điều kiện cho các yếu tố nguy cơ của tai biến nhồi máu não sớm hình thành (như bệnh béo phì, tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp…).
Nếu trước kia tai biến mạch máu não, đột quỵ nhồi máu não thường xảy ra chủ yếu với nhóm người từ 50 – 60 tuổi, thì ngày nay đối tượng bệnh ngày càng trẻ hóa ở mức 40 – 50 tuổi, thậm chí từ 25 – 40 tuổi.
Độ tuổi mắc bệnh cũng là một trong các yếu tố liên quan đến thời gian sống của bệnh nhân. Có nhiều người bệnh nhồi máu não tử vong khi tuổi đời còn khá trẻ, hoặc những người trẻ thường đáp ứng tốt việc điều trị nên khả năng sống sót cao hơn, mức độ cải thiện di chứng sau tai biến cũng dễ hơn những người lớn tuổi.

3. Ý chí và nghị lực của người bệnh sau đột quỵ nhồi máu não có ảnh hưởng đến tuổi thọ dài hay ngắn

Sau khi vượt qua cơn nguy kịch của bệnh đột quỵ nhồi máu não là quá trình điều trị phục hồi di chứng đầy khó khăn và thách thức. Thực tế cho thấy, nhiều người bệnh sau điều trị đã có ý chí ngồi dậy luyện tập ngay chỉ sau 48 giờ khi cơ thể đã ổn định. Ngược lại, nhiều bệnh nhân phải trải qua di chứng nặng nề và tốn thời gian, công sức điều trị nhiều năm sau đó.
Việc luyện tập tích cực khôi phục chức năng thần kinh càng sớm thì người bệnh càng hạn chế các rủi ro khuyết tật, biến chứng, đồng thời kéo dài sự sống. Trong đó, từ 3 – 6 tháng đầu tiên là giai đoạn cơ thể đáp ứng phương pháp điều trị tốt nhất nên người bệnh cần có ý chí quyết tâm mạnh, tận dụng cơ hội hồi sinh các phần cơ thể bị tổn thương.

Nhồi máu não sống được bao lâu
Nhồi máu não sống được bao lâu còn dựa trên nhiều yếu tố

Phương pháp giúp người bị nhồi máu não kéo dài sự sống lâu hơn

1. Xử lý y tế ngay khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nhồi máu não

Bước 1: Ngay lập tức tìm người hỗ trợ, đồng thời gọi xe cấp cứu.
Bước 2: Theo dõi tình trạng bệnh nhân liên tục trong thời gian chờ xe cứu thương. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì hoặc tự ý lái xe đưa đến bệnh viện vì có thể “kết liễu” sự sống bất cứ lúc nào.

  • Nếu bệnh nhân mất nhận thức, lơ mơ, có dấu hiệu nôn mửa: Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng (đầu hơi ngẩng cao 30 độ) để chất nôn thoát ra ngoài dễ dàng, bảo vệ sự lưu thông đường thở.
  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo: Để bệnh nhân nằm yên và chờ nhân viên y tế đến cấp cứu. Có thể che chắn cơ thể người bệnh bằng một tấm chăn để tránh nhiễm lạnh, nới lỏng quần áo (như cà vạt, thắt lưng, khăn choàng,…) để họ dễ thở.
  • Nếu bệnh nhân hôn mê bất tỉnh và bị tắc thở: Hô hấp nhân tạo để hồi sức tim phổi, cung cấp khí oxy cho não và kéo dài thời gian sống.

Trong giai đoạn xử lý cấp cứu đột quỵ nhồi máu não, tùy vào nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị phù hợp như sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu, hồi sức tích cực, can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.

Xử lý khi người bị nhồi máu não
Xử lý y tế ngay khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nhồi máu não

2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp bệnh nhân nhồi máu não mau lành, sống lâu hơn

  • Chế độ ăn uống

Cân đối đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết như: chất đạm (trứng, sữa, thịt, cá, đậu hũ…), chất đường bột (lúa mạch, ngũ cốc, bánh mì, cơm, khoai…), chất béo không bão hòa (dầu thực vật), khoáng chất và vitamin trong rau củ quả tươi (rau muống, cà rốt, bắp cải, súp lơ xanh, cải cúc, bí đỏ, cà chua, kiwi, dâu tây, ổi, chuối, táo, cam, bưởi,…).
Nếu bệnh nhân vẫn còn khả năng tự ăn nên cho ăn thức ăn ở dạng mềm, lỏng, cắt nhỏ hoặc hầm nhừ để dễ nhai nuốt và dễ tiêu hóa. Đối với người bị liệt cơ hầu họng thì ăn qua đường sonde (ống thông). Chế biến thức ăn phù hợp với khẩu vị người bệnh không được quá mặn, ngọt, béo hoặc cay nóng.
Đảm bảo 3 bữa chính trong ngày và các bữa ăn phụ, chia nhỏ khẩu phần ăn nhằm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Thông thường, người bệnh cần cung cấp 25 – 30 kcal/kg cân nặng và lượng nước uống là 40ml/kg cân nặng hằng ngày sao cho tổng năng lượng dung nạp từ 1.000 – 1.500 calo/ngày là thích hợp.

  • Chế độ sinh hoạt

Tắm rửa và vệ sinh cá nhân thường xuyên, để người bệnh tránh nhiễm trùng, lở loét da. Khuyến khích người bệnh tự lập trong sinh hoạt cá nhân cơ bản như: lau người, chải đầu, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, đi đại tiểu tiện.
Với người bệnh nằm liệt giường, cần giúp họ chuyển đổi tư thế nằm trên giường 3 giờ/lần, kết hợp xoa bóp bằng phấn rôm hoặc tinh dầu để tăng lưu thông máu, tránh lở loét ở những vị trí cơ thể bị tỳ đè.

Chế độ ăn uống cho người nhồi máu não
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp bệnh nhân nhồi máu não mau lành, sống lâu hơn

3. Các bài tập phục hồi chức năng giúp bệnh nhân cải thiện cuộc sống lâu dài

Tập di chuyển từ ghế/xe lăn sang giường và ngược lại: Đặt xe lăn cạnh giường và nghiêng về bên lành, người bệnh nhấc mông chồm người đến trước, tay lành chống lên mặt ghế/xe lăn rồi nhấc người từ từ qua. Tương tự, người bệnh muốn di chuyển từ ghế/xe lăn qua giường thì tay lành vịn thành giường và nhấc người qua từ từ.
Tập kéo giãn cánh tay: Ngồi trên giường, tay lành giữ khuỷu tay liệt sao cho tay thẳng,  tay liệt chống ra xa, bàn tay và các ngón xòe ra, giữ đúng tư thế trong vòng 15 – 20 giây.
Tập duỗi gối: Ngồi thẳng lưng trên ghế có tựa lưng, chân liệt đặt trên ghế đối diện. Dùng tay lành đặt lên tay liệt và dùng 2 tay ấn thẳng xuống đầu gối sao cho khớp gối căng giãn nhất có thể.
Tập ngồi xuống, đứng lên: Nhổm người lên và đưa 2 vai ra phía trước, tay tì lên thanh vịn hoặc bàn; nhấc mông lên và đẩy hông về trước, duỗi thẳng gối nhằm giúp phân bổ trọng lượng đều trên cả 2 chân. Khi ngồi thì người bệnh gập hông ra sau cũng như hạ mông nhẹ nhàng xuống mặt ghế.
Tập đi với gậy: Chọn gậy chống cao ngang hông người, nhấc gậy lên trước một khoảng, chân yếu bước lên sao cho gót chân ngang cùng mũi bàn chân lành. Tiếp tục đẩy hông bên yếu lên để dồn hết sức vào chân yếu, tay lành vừa tỳ chắc lên gậy, đồng thời bước chân lành tới.
Tập thay quần áo: Xỏ tay áo hoặc ống quần của bên liệt trước, bên lành sau. Ngược lại, cởi ống quần hoặc tay áo bên lành trước rồi đến bên liệt sau.
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, tập luyện phục hồi chức năng giúp kéo dài sự sống sau bệnh tai biến nhồi máu não. Người bệnh có thể sử dụng viên uống chống đột quỵ của Mỹ để phòng tránh đột quỵ nhồi máu não.

Các bài tập phục hồi chức năng
Các bài tập phục hồi chức năng giúp bệnh nhân cải thiện cuộc sống lâu dài

XEM THÊM: Top 7 viên thuốc chống đột quỵ của Mỹ tốt nhất
Nhìn chung, bệnh nhồi máu não sống được bao lâu là câu hỏi khó có đáp án chính xác, chúng ta chỉ có thể tác động bằng những liệu pháp giúp tăng thời gian sống bệnh nhân nhồi máu não càng lâu càng tốt.