[HÉ LỘ] Bệnh nhân ung thư xương sống được bao lâu?

0
849
Ung thư xương sống được bao lâu

Có thể nói thắc mắc “Ung thư xương sống được bao lâu” luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân và người nhà. Hầu hết mọi người đều muốn biết điều này để có những dự tính, lên kế hoạch cho chuyện trong tương lai. Vậy nếu bạn đang có thắc mắc này hãy cùng JES tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

Hầu như những người mắc bệnh ung thư xương sống trung bình được 5 năm. Các bác sĩ chuyên khoa thường dùng 2 thuật ngữ để nói về tỷ lệ bệnh ung thư xương sống được bao lâu?

  • Tỷ lệ sống sót 5 năm đề cập tới tỷ lệ bệnh nhân sống từ trên 5 năm, sau khi họ được chẩn đoán bị ung thư xương. Tất nhiên, nhiều người sống lâu trên 5 năm (và nhiều người được chữa trị).
  • Tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm để chỉ một số người bệnh ung thư xương chết vì các nguyên nhân khác.

Tỷ lệ sống 5 năm này thường dựa trên kết quả của số lượng lớn những người mắc bệnh trước đó, nhưng không dùng để dự đoán điều sẽ xảy ra trong trường hợp cụ thể.
Nhiều yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh như: loại và mức độ ung thư, vị trí bị ung thư, tuổi của bệnh nhân, kích thước của khối u và phương pháp điều trị mà bệnh nhận đang áp dụng.
Đối với tất cả những trường hợp ung thư xương kết hợp (ở cả trẻ em và người lớn), khoảng 70% ca bệnh là có tỷ lệ sống tương đối khoảng 5 năm. Đối với người lớn, bệnh ung thư xương phổ biến nhất là sa côm sụn, với tỷ lệ sống tương đối 5 năm khoảng 80%.

Bệnh ung thư xương sống được bao lâu
Bệnh ung thư xương sống được bao nhiêu năm

Ung thư xương có chữa được không?

Hầu hết những người mắc bệnh ung thư xương thường lo lắng, không biết ung thư xương có chữa được không. Thực tế, nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp, bạn sẽ có khả năng sống sót cao.

1. Chẩn đoán ung thư xương

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để loại trừ những nguyên nhân khác có thể xảy ra. Bệnh nhân sau đó sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia về xương, khớp. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư xương dưới đây có thể được yêu cầu:

  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Chụp X-quang
  • Sinh thiết xương
  • Chụp quét xương
  • Chụp cắt lớp phát xạ (PET)

2. Điều trị ung thư xương

Các phương pháp điều trị ung thư xương phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Vị trí ung thư
  • Loại ung thư xương
  • Mức độ “hung hăng” của tế bào ung thư
  • Ung thư khu trú tại chỗ hoặc đã lây lan
Điều trị ung thư xương
Các phương pháp điều trị ung thư xương phụ thuộc vào một số yếu tố

3. Phương pháp điều trị ung thư xương

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm loại bỏ một số mô xương và khối u xung quanh nó. Nếu còn sót lại một số tế bào ung thư, chúng có thể tiếp tục phát triển và lây lan nhanh hơn.
Phẫu thuật bảo tồn chi còn được gọi là phẫu thuật giữ lại tay chân, có nghĩa là phẫu thuật được thực hiện mà không cần cắt bỏ chi. Các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy xương từ một phần khác của cơ thể nhằm thay thế xương bị mất hoặc sử dụng xương nhân tạo để bù đắp vào.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể cắt cụt chi.

  • Xạ trị

Xạ trị thường được sử dụng trong điều trị ung thư xương và các dạng ung thư khác. Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng các hạt năng lượng cao hoặc tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị hoạt động bằng cách gây tổn thương ADN trong tế bào của khối u, ngăn cản chúng tái sinh sản.
Mục đích sử dụng phương pháp xạ trị:

  • Giảm đau ở các bệnh nhân có bệnh ung thư xương tiến triển hơn.
  • Chữa trị cho bệnh nhân bằng cách phá hủy khối u hoàn toàn.
  • Thu nhỏ khối u, làm cho việc loại bỏ dễ dàng hơn so với phẫu thuật sau đó.
  • Loại bỏ các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật.

Liệu pháp phối hợp là xạ trị kết hợp với một số liệu pháp khác. Điều này có thể hiệu quả hơn trong một vài trường hợp.

  • Hóa trị

Hóa trị liên quan đến việc sử dụng hóa chất trong điều trị bệnh. Cụ thể hơn, hóa trị giúp phá hủy các tế bào ung thư. Hóa trị có 5 mục đích:

  • Liệu pháp kết hợp: hóa trị có thể trợ giúp các những liệu pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị, tạo ra kết quả tốt hơn.
  • Thuyên giảm toàn bộ: hóa trị với mục đích chữa bệnh cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, hóa trị được dùng đơn lẻ có thể loại bỏ bệnh ung thư xương hoàn toàn.
  • Trì hoãn hoặc ngăn ngừa tái phát: hóa trị được sử dụng với mục đích ngăn ngừa ung thư tái phát, thường được sử dụng sau khi một khối u đã được cắt bỏ bằng phẫu thuật.
  • Làm chậm các khối ung thư tiến triển: hóa trị có thể làm chậm các khối ung thư tiến triển.

Phương pháp hóa xạ trị, hay hóa trị kết hợp với xạ trị, cũng có thể được sử dụng. Với những nguy hiểm đầy tiềm ẩn của bệnh ung thư xương thì việc phòng chống bệnh ngay từ đầu nên được cân nhắc. Vì thế, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học thì việc kết hợp viên uống bổ xương khớp của Mỹ cũng đang được rất nhiều người ưa chuộng.
XEM THÊM: Top 8 thuốc bổ xương khớp của Mỹ chính hãng tốt nhất trên thị trường
Bệnh ung thư xương sống được bao lâu? Có những phương pháp điều trị nào? Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu hơn về phần nội dung này.

5/5 - (1 bình chọn)